Măng Le là một loại Măng Rừng được xem ngon nhất trong các loại Măng. Măng Le được khai thác từ cây le trong rừng, không có gai, thân dẻo, mùa măng từ tháng 8 đến hết tháng 10. Tại tỉnh Kon Tum, Măng Le là một thực phẩm quen thuộc, chế biến rất nhiều món ngon trong gia đình Bún Măng, Gà Hầm Măng cũng như đặc sản ẩm thực đường phố như Xôi Măng. Măng Le vị ngọt, mềm mỏng, không đắng, không chát.
Măng Le được chia 2 phần Măng Lóng và Măng Đọt. Đôi lúc hết mùa trong năm thì chỉ còn Măng Lóng, Măng Lóng có phần cứng hơn, còn Măng Đọt ăn mềm mỏng, tan trong miệng. Nhật Trường Kon Tum kinh doanh Măng Le từ năm 2013 và chọn ra loại Măng ngon nhất gửi tới quý khách hàng trong suốt năm qua.
Những ngày Tết đến gần đặc sản Măng Le Kon Tum là món quà quý cũng như một đặc sản ngon cho bếp gia đình, có Măng thì chế biến món gì cũng dễ và ngon. Món từ cây Măng đã gắn bó với người Việt từ xa xưa trong từng món ăn, hay tinh tuý ẩm thực theo thời gian.
Măng Le ngon không chỉ giới hạn ở trong tỉnh Kon Tum. Từ lâu đã trở thành một đặc sản gửi đi khắp nơi, có khi được xách tay sang nước ngoài cho bà con xa xứ.
Nói về Măng thì có rất nhiều loại Măng trên khắp đất nước, Măng là cây non mọc trên mặt đất của rất nhiều loại tre khác nhau bao gồm Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis. Tại nhiều nước châu Á Măng được sử dụng làm thực phẩm trong rất nhiều món ăn, tại Việt Nam sử dụng măng trong ẩm thực rất phổ biến.
Măng le được xem là Măng ngon nhất trong các loại Măng, so với Măng từ tre hay nứa, đặc ruột, vị ngọt bùi, giòn tan, không đắng không chát. Măng le đôi khi chỉ cần luộc chấm muối ớt, trộn giỏi, xào miến đã đủ ngon.
Măng le khô dùng được lâu dài, màu vàng ươm, thấm đẫm hương vị núi rừng, mang đến vị ngọt dịu, giòn tan của cái nắng cái gió mảnh đất Tây Nguyên.
Khi quý khách đi du lịch đến Kon Tum đặc sản Măng Le được rất nhiều quý khách mua về làm quà, cũng như quà quý cho bạn bè người thân.
Cái ngon của Măng Le đã có từ xa xưa, từ thuở cha ông chúng tôi lên Kon Tum khai khẩn lập nghiệp, có câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn, Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên”. Lúc ấy những thương lái ngược đèo Kon Tum mang những cá chuồn lên vùng đất này để đổi lấy măng le mang về, từ đó mà có câu như vậy. Cá chuồn thịt trắng, thơm và ngọt, nấu với măng le, nêm cho đậm đà một chút, có cà chua, ớt đỏ phi lên cho nước dùng óng ánh tươi, trên rắc tiêu, hành cho thơm thì đúng là hết chỗ chê, bao nhiêu cái ngọt, cái béo của cá thấm vào măng, ăn cứ ngọt lừ.