Ngũ Vị Tử thảo dược quý thượng phẩm ngàn năm, công dụng và phân biệt Ngũ Vị Tử Nam và Bắc
Thứ bảy - 20/11/2021 11:18
Ngũ Vị Tử là một loại thảo dược trong Đông Y đã có từ rất lâu đời, hơn ngàn năm trước đã được ghi chép lại trong cuốn dược điển Thần Nông Bản Thảo, xếp vào nhóm thượng phẩm, để chỉ đây là một loại thảo dược quý và được ghi chép về công dụng của loài này. Ngũ vị tử là một vị thuốc đông y có công dụng an thần, chữa đau bụng, ra mồ hôi, tiêu khát, bồ bổ cơ thể hư nhược, chữa thận dương hư, viêm gan mạn tính
Ngũ Vị Tử là một loại thảo dược trong Đông Y đã có từ rất lâu đời, hơn ngàn năm trước đã được ghi chép lại trong cuốn dược điển Thần Nông Bản Thảo, xếp vào nhóm thượng phẩm, để chỉ đây là một loại thảo dược quý và được ghi chép về công dụng của loài này.
Ngũ vị tử là một vị thuốc đông y có công dụng an thần, chữa đau bụng, ra mồ hôi, tiêu khát, bồ bổ cơ thể hư nhược, chữa thận dương hư, viêm gan mạn tính
Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
Giữa Ngũ Vị Tử Bắc và Nam khác nhau, tôi đã có nhiều bài viết và video phân biệt, Bắc Ngũ Vị Tử là cây dây leo thân gỗ cho trái đỏ tròn như trái nho, còn Nam Ngũ Vị Tử gọi là cây nắm cơm, việt nam hay gọi trái na rừng, có thang thuốc tứn khửn là rễ cây chí chuôn chua đó là cây Nam Ngũ Vị Tử. Trung Quốc sử dụng quả Na Rừng để làm nước trái cây và loại quả hay rễ cây Nam Ngũ Vị Tử có tác dụng tốt cho xương khớp và tiêu hóa.
Loại Ngũ Vị Tử mà Nhật Trường Kon Tum cung cấp là Ngũ Vị Tử Bắc, loài này được phát hiện tại vùng Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum, ở Việt Nam tôi thấy duy nhất ở Kon Tum có loại này. Nhật Trường Kon Tum cung cấp Ngũ Vị Tử chất lượng từ năm 2013 từ Kon Tum Việt Nam, chất lượng so với loại Trung Quốc đưa qua, loại Trung Quốc dường như là đã dùng và chiết hết chất và một phần là hàng sá, tôi có một video so sánh loại Ngũ Vị Tử kém này, khi qua Trung Quốc tham quan, loại Trung Quốc dùng là loại như Kon Tum Việt Nam đang dùng, chất lượng, thơm vì nhiều tinh dầu và có đủ 5 vị nên gọi là Ngũ Vị Tử, tại Hàn Quốc cũng có loại quả này.
Trích những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi. Nhân dân vùng Viễn Đông nước Nga biết tác dụng bổ của ngũ vị tử đã lâu, những người đi ăn thường mang theo mình, mỗi ngày chỉ cần ăn một vốc tay quả khô là có thể đi săn cả ngày không thấy mệt. Cũng tại đây người ta còn dùng thân, vỏ cây và quả pha nước như pha chè uống để đỡ mệt nhọc.
Đông y Trung Quốc và Việt Nam coi ngũ vị tử là một vị thuốc bổ thận dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì, còn dùng chữa ho, liệt dương.
Ngoài ra quý khách khi mua nhầm, tránh mua loại quả chòi mòi, nhiều người không biết cho rằng chòi mòi là Ngũ Vị Tử là tai hại, Chòi Mòi là thân gỗ, và không phải Ngũ Vị Tử. Ngoài ra một số vùng như Gia Lai người dân phơi khô chòi mòi bán với Tên Ngũ Vị Tử, khi khô nếu không phải người trong nghề sẽ khó phân biệt.
Một quả nữa là Nho Rừng, Nho Rừng không phải Ngũ Vị Tử, Quả Nho Rừng khi tươi chùm và màu sắc khác với Ngũ Vị Tử, Trái nho rừng chua khi chín thì đen, phơi khô lên cũng rất dễ bị nhầm lẫn.
Nhật Trường Kon Tum chuyên cung cấp và có kinh nghiệm sản xuất loại quả này, chất lượng, uy tín và sạch.
Gọi Tên Ngũ Vị Tử có thể trong Thần Nông Bản Thảo giải thích đầy đủ nhất, vì loại trái có 5 vị, nên gọi Ngũ Vị Tử, nên nhiều khách nhầm lẫn trà ngũ vị là khác, trà ngũ vị là cách người sản xuất thêm nhiều loại còn quả ngũ vị tử có đủ 5 vị. Trong đó 5 vị đi vào 5 tạng khác nhau dùng để bồi bổ và trị bệnh.
Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng an thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ. Liều dùng: 4-8g.
Ngũ vị tử nếu đem chưng với rượu thì gọi là tửu ngũ vị tử có công dụng tư thận, sáp tinh; chưng với giấm thì gọi là thổ ngũ vị tử tăng cường tác dụng thu liễm, chỉ phế; tẩm mật sao qua thì gọi là mật chích ngũ vị tử công dụng liễm phế, nhuận phế, chỉ khái. Nếu chỉ sao vàng gọi là sao ngũ vị tử tăng tính hiệu quả tư thận, bổ hư
Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Ngũ vị tử là vị thuốc kháng khuẩn, bảo vệ gan, giải độc cơ thể. Các nghiên cứu dược lý trong phòng thí nghiệm cho thấy ngũ vị tử có tác dụng thúc đẩy tăng tiết dịch mật ở bệnh nhân viêm gan. Tác dụng trấn tĩnh trung khu thần kinh, chống co giật, giảm ho.
Thuốc ngũ vị tử, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi, cải thiện hoạt động trí óc, tác dụng trợ tim, điều hòa tuần hoàn máu. Nước hãm (trà) ngũ vị tử có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virut, ức chế sự hợp thành của tế bào ung thư.
Một số cách dùng Ngũ Vị Tử, lưu ý đây là tham khảo cho thầy thuốc Đông Y, dùng phải có hướng dẫn cụ thể, loại này là thuốc không thể tùy tiện dùng.
Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.
Chữa thận dương hư, hoạt tinh: tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dùng cho bệnh nhân viêm gan mạn tính: ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường.
Món ăn – bài thuốc có ngũ vị tử:
Bài 1: Rượu sâm ngũ vị tử: rượu 500ml, đảng sâm – sâm dây 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.
Bài 2: Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.
Bài 3: Ngũ vị tử hồ đào tán: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho nam giới di mộng tinh. Kiêng kỵ: người bệnh bên ngoài có biểu tà, trong có thực nhiệt không được dùng; người viêm khí phế quản mới phát gây ho, sốt không dùng.
Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:
Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào.
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền