Ba Kích tên gốc là Ba Kích Thiên, tên khoa học Morinda officinalis Stow. Họ Cà phê (Rubiaceae), đây là một dược liệu có từ lâu đời từ mấy ngàn năm trước. Điều đó thể hiện qua Thần Nông Bản Thảo y điển có từ hơn 1000 năm trước. Đầu sách có đề như sau: Ba kích thiên vị cay, tính ôn. Chủ trị các bệnh do phong tà gây nên, trị liệt dương, giúp mạnh gân cốt, an định ngũ tạng, bổ tỳ ích vị, tăng cường chức năng tạng phủ, thong qua điều tiết chức năng của tạng phủ, giúp tinh thần kiên định.
Từ xa xưa, Đông Y cho rằng Ba kích là vị thuốc bổ thận tráng dương bởi vì ba kích thiên tính ôn có thể làm ấm gan, vị cay có tác dụng tán tà, vì thế có tác dụng bổ thận tráng dương rất tốt.
Trong Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân có đoạn ghi: Ba kích có tác dụng bổ huyết hải tức bổ gan, tốt cho mạch, Ba Kích thiên đi vào gan, vị cay tán tà, cho nên trị bệnh phong tà. Trung Y dùng ba kích cho trừ phong thấp, mạnh gân cốt, thận hư, loãng xương, hạ huyết áp, lợi tiểu.
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C. Theo tài liệu cổ ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp…Trong dân gian, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp , mạnh gân cốt… Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Ngoài ra còn dùng ba kích nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.
Điều cần lưu ý là người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng. Vì vậy nếu ai muốn dùng cần hỏi ý kiến thầy thuốc đông y.
Ngoài ra Ba Kích cũng nên dùng kết hợp với nhiều vị khác nhau để tăng thêm công dụng, cũng có thể cho Đại Táo, Thỏ Ty Tử, Ngũ Vị Tử, Đẳng Sâm, Đương Quy.
Trích một chú ý từ một số chia sẻ từ các vị Lương Y
ĐYS Thanh lưu ý rằng khi rao ba kích, người bán thường không đề cập đến tác dụng phụ của cây thuốc. Người mua thì cả tin, hấp tấp, nôn nóng có được “thần dược phòng the” đã không chịu tìm hiểu kỹ. Hậu quả là “lãnh đủ” như trường hợp của ông Hùng.
“Ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp. Ông Hùng có bệnh lý huyết áp thấp lại dùng thứ gây hạ huyết áp, thì chuyện bị tai biến do tụt huyết áp đột ngột là điều khó tránh khỏi. Nhất là khi dùng với liều lượng vô tội vạ”, ông Thanh phân tích.
Nhiều kiêng kỵ
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, thầy thuốc tùy tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà cho liều dùng ba kích từ 4-12g/người/ngày. Việc dùng quá liều gây ra các biến chứng khôn lường gây tổn hại đến sức khỏe người sử dụng.