Chia sẻ kinh nghiệm Hồi phục sau Covid và Tái Nhiễm lại với người đã từng là F0

Chủ nhật - 13/03/2022 14:58
Đây là chia sẻ của tôi về Covid, hiện nay sau Tết thì ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, đó đã điều dự báo trước, có ngày tới 450 ngàn f0, kể cả người đã tiêm 3 mũi vacxin vẫn mắc bệnh như thường. Nhưng nhờ vacxin mà tỷ lệ chuyển nặng đã giảm đáng kể và đó là lợi ích của vacxin không thể bàn cãi, Vacxin là một cách đưa một virus giả vào cơ thể tập dớt trước khi cơ thể đối diện với virus thật. Một lợi ích của vacxin là F0 rất ít người mất mùi và vị như trước, đặc biệt thêm mũi tăng cường, nên khi bệnh vẫn ăn uống ngon miệng như bình thường. Và theo Bộ Y Tế mặc dù test nhanh đậm hay mờ không đánh giá là nặng hay nhẹ, cơ bản khi mình quết vào thì lượng virus nhiều ít tùy thời điểm, nên cũng không đánh giá được.
Chia sẻ kinh nghiệm Hồi phục sau Covid và Tái Nhiễm lại với người đã từng là F0
Chia sẻ kinh nghiệm Hồi phục sau Covid và Tái Nhiễm lại với người đã từng là F0
Đây là chia sẻ của tôi về Covid, hiện nay sau Tết thì ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, đó đã điều dự báo trước, có ngày tới 450 ngàn f0, kể cả người đã tiêm 3 mũi vacxin vẫn mắc bệnh như thường. Nhưng nhờ vacxin mà tỷ lệ chuyển nặng đã giảm đáng kể và đó là lợi ích của vacxin không thể bàn cãi, Vacxin là một cách đưa một virus giả vào cơ thể tập dớt trước khi cơ thể đối diện với virus thật. Một lợi ích của vacxin là F0 rất ít người mất mùi và vị như trước, đặc biệt thêm mũi tăng cường, nên khi bệnh vẫn ăn uống ngon miệng như bình thường. Và theo Bộ Y Tế mặc dù test nhanh đậm hay mờ không đánh giá là nặng hay nhẹ, cơ bản khi mình quết vào thì lượng virus nhiều ít tùy thời điểm, nên cũng không đánh giá được.
Nhưng khi hết covid thì đối diện với Hậu Covid, đó là một vấn đề hiện nay mà thế giới đã đối mặt từ lâu. Lưu ý không phải ai cũng có hậu covid. Nên nhiều người tâm lý đã khỏi f0 nhưng vẫn tâm lý sợ hãi đa phần đọc từ truyền thông chờ khi nào tới hậu covid, thực tế hậu covid sau khi đã đủ mũi vacxin và vacxin tăng cường rất ít và với chủng omicron các nhà khoa học vừa cho kết quả rất ít vì chủng này ít gây viêm so với delta. Một số anh chị tôi biết sau khi f0 dường như không có hậu covid. 
Hậu covid sẽ xảy ra như sau: Người yếu như mất máu – mệt mỏi, hụt hơi (có người có người không), sương mù não, khó thở mà WHO mới đưa ra ngày hôm qua.
Khi đã là F0 thì đầu tiên âm tính càng nhanh càng tốt, vacxin là một công cụ hữu hiệu để giảm lượng virus trong cơ thể. Vì virus càng tồn tại phát triển trong cơ thể càng lâu thì hậu covid sẽ kéo dài. Vì covid không phải là một bệnh cúm mà là một bệnh đa cơ quan. 14 ngày sau khi phát hiện f0 lần đầu, test âm tính nhưng trong vòng 3 tháng test lại vẫn lại có khả năng dương, lúc này không gọi là tái nhiễm mà tái dương, trong lúc này cơ thể vẫn còn virus, cụ thể là xác virus mà cơ thể đào thải ra, chính những kháng thể sinh ra mạnh mẽ trong thời gian này tấn công ngược lại những tế bào khỏe mạnh gây ra tình trạng viêm kéo dài, mất máu dẫn tới hậu covid. 
Nên trước đó, khi giai đoạn đỉnh dịch ở tphcm, khi người dân từ sài gòn tới các tỉnh phải cách ly tập trung, cách ly 1 tháng và test PCR nhiều lần, có thể 6 lần, thì có người đã khỏi bệnh 1 tháng nhưng khi test vẫn dương, đó là xác virus còn trong cơ thể đang đào thải ra. Người f0 lúc đó không có triệu chứng gì cả, và không lây bệnh nhưng khi test PCR vẫn dương, vì bản chất PCR là scan, rất nhạy và có thể test nhanh vẫn ra. Tôi đợt đó test 6 lần PCR âm tính. Cách ly 1 tháng tại tỉnh Kon Tum. Nên nhiều người sau khi bị F0, sốt li bì, 1-3 tháng sau có tình trạng hậu covid, test thêm phát dương thì nghĩ mình tái nhiễm, nhưng kỳ thực có thể là hậu covid đang hành và xác virus còn trong người. Muốn biết có tái nhiễm thật không thì phải nuôi cấy trong phòng thí nghiệm xem cái phết được có phải virus sống không hay chỉ là phân mảnh của đoạn ARN virus. 
Vì vậy sau khi test có thể 5-14 ngày là âm, nhưng sau 1 tháng test lại vẫn có thể là dương, vì virus vẫn còn trong cơ thể, lúc này kháng thể sinh ra mạnh chọt vào các tế bào khỏe, sinh ra mệt mỏi kéo dài. 
Theo nghiên cứu của nước ngoài người nhiễm chủng Delta sẽ không có nguy cơ tái nhiễm 80% trong vòng 6 tháng, cũng có thể mình nằm ở 20% còn lại nếu hệ miễn dịch kém và nếu chưa tiêm vacxin tăng cường. Nếu tiêm vacxin sẽ bảo vệ tầm 15 tháng nhưng quan trọng ở tế bào T là tế bào nhớ trong cơ thể, khi có virus corona xâm nhập, tế bào T này sẽ kích lên lại. Đó là lý do giải thích tại sao có nhiều người xung quanh F0 mà vẫn không lên 2 vạch, thì khoa học vẫn thiên về quan điểm ở tế bào T, có thể trước đây, những người này đã nhiễm loại corona trước đó mà nhẹ, một loại vacxin tự nhiên trước đây. Hoặc có thể hiệu quả của mũi vacxin tăng cường mà virus vẫn chưa vượt qua được. 
Còn vấn đề tái nhiễm với chủng Omicron dường như là 99% vì đây là một chủng mới mà cơ thể vẫn chưa thích nghi với chủng này. 
Khi F0 xông giải cảm là một cách hữu hiệu từ dân gian mà ngay cả nước ngoài cũng áp dụng, và dùng các loại vitamin và dùng các thuốc Tây là cần thiết để giảm tải lượng virus và hết bệnh nhanh chóng là một cách để giảm đi hậu covid, nên những f0 khỏe mạnh không bệnh nền trẻ mặc dù lúc bệnh không mệt nhưng lúc sau lại yếu hẳn người đó là những lý do tôi nêu trên. Như đợt tôi là điểm đỉnh của dịch, 1 mũi vacxin nhưng sốt 1 ngày, ngày 2 mất vị giác, 2 ngày có vị giác và test PCR âm tính, nên cái hậu covid diễn ra với tôi 2 tuần, người toát mồ hôi và cảm giác mất máu. Thời điểm đó là một bệnh mới và hậu covid vẫn chưa được nói đến nhiều như hiện nay. Nhưng đa phần 1-3 tháng là hoàn toàn khỏe mạnh, như xóm ở Sài Gòn, mọi người đều khỏe mạnh, mặc dù xóm toàn người lớn tuổi, mới tiêm vacxin 1 mũi 1 tuần đã bị hết xóm. Và từ đó đến nay không có ai tái nhiễm lại. 
Việc đầu tiên nói như anh khách hàng đợt điểm f0 chưa tiêm vacxin cả nhà f0, và đã vượt qua, quên nó đi, bắt đầu một cuộc sống mới, kiếm lúa thôi. Chứ còn ngày đêm lên đọc hậu covid, di chứng thì không có bệnh mà trở thành tâm bệnh bên trong. Có rất nhiều anh chị đi kiểm tra tổng quát không bị gì hết nhưng mệt, thì có thể lý do là tình trạng viêm nói ở trên và lo lắng quá mức sinh trầm cảm. Trước tôi mỗi ngày cũng động viên rất nhiều anh chị bị f0, lo lắng đến mức không ngủ được, tâm trạng họ tốt hơn thì khỏe hẳn đến nay.
Khi sau khỏi bệnh lúc này các phương pháp Bổ của Đông Y là cần thiết, dùng các bài bổ của bài thuốc cổ phương và gia giảm tùy vào người bệnh cũng như phải người có chuyên môn về Y Học Cổ Truyền, gắng ăn vào, bổ để nhanh chóng bù đắp lượng máu đã mất đi, có người sau f0 giảm tới 5kg là chuyện bình thường. Lúc ấy cô bạn đã bị trước nói khi nào anh ăn mà lên cân thì anh thấy khỏe, đúng vậy thật, lúc ấy ăn thật sự rất nhiều, cân lên 64kg chưa ăn, ăn lên 66-67kg, nhưng ngủ 1 đêm về lại số ký 64kg. Kéo dài liên tục thế 2 tuần, và khi lên cân thì khỏe lại bình thường.
haucovid 03
Sáng nên phơi nắng và hoạt động thể chất nhẹ nhàng, phụ nữ khi bị sẽ bị mất ngủ và rụng tóc đi rất nhiều, mất mùi. 
Thường lúc bị và sau F0 dường như đa phần mất ngủ, có thể do covid có thể do lo lắng, có thể đến các nơi khám chữa bệnh Đông Y, châm cứu, ấn huyệt để giảm đi triệu chứng và thực tế rất nhiều anh chị đã hồi phục hoàn toàn nhờ vào Đông Y. Lúc này khí và huyết đã tổn hại cần phải bổ lại, Bổ Khí và Huyết là cần thiết, Tập Dưỡng Sinh nhẹ nhàng cũng là một cách giúp lưu thông khí huyết hồi phục thể trạng ban đầu
haucovid 04
Trích một chia sẻ của Lương Y trên website Bộ Y Tế như sau: 
Rất nhiều người sau khi khỏi COVID-19 thường gặp phải các tình trạng như mệt mỏi, hụt hơi dù lao động nhẹ, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập. Vậy khắc phục tình trạng này bằng Đông y như thế nào?

1. Nguyên nhân hậu COVID-19 theo Đông y
Theo các nghiên cứu hiện đại thì SARS-CoV-2 tấn công hầu hết các cơ quan nội tạng của cơ thể như: Phổi, tim mạch, tiêu hóa, mắt, thần kinh, gan, thận, hệ miễn dịch…
Tuy nhiên, đối với các triệu chứng hậu COVID-19 như mệt mỏi, hụt hơi… thì xếp vào chứng khí hư trong y học cổ truyền.
Các chứng này thuộc vào phạm trù chứng hư lao đã được nêu trong các sách y văn kinh điển của nhà y như Nội kinh, Kim quỹ yếu lược từ rất sớm. Vậy khí là gì? Có mấy loại khí? Khí ở đâu ra và trong cơ thể con người thì tạng nào chi phối Khí ?
Chúng ta thường hay nghe nói muốn khỏe thì Âm-Dương phải cân bằng, hài hòa. Nhưng đó là khái niệm chung chung, trừu tượng, vậy cụ thể là cái gì cần cân bằng trong trường hợp hậu COVID-19 này?
Người xưa cho rằng, cơ thể con người gồm lục phủ ngũ tạng
- Có 5 tạng: Tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật)
- Và 6 phủ: Tiểu trường (ruột non), đởm (mật), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), bàng quan (bọng đái) và tam tiêu.
Mỗi tạng phủ đều có tính âm dương của nó. Tuy nhiên để tạng phủ hoạt động được phải nhờ vào sự vận hóa của tinh - khí huyết – tân dịch, thông qua hệ thống kinh lạc mà phân bố đi khắp toàn thân để nuôi dưỡng cơ thể. 
Trong đó, Khí là vật chất vô hình hoạt động liên tục trong cơ thể, duy trì và điều tiết chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, duy trì các hoạt động sống của cơ thể, vận động của khí dừng có nghĩa là sự sống chấm dứt.
Thông qua hoạt động cơ năng của tạng phủ mà phản ánh ra: Tâm khí, phế khí, tỳ khí…
Khí bao gồm:
Nguyên khí (do khí của cha mẹ sinh ra)
Tông khí (do phế hô hấp khí tự nhiên kết hợp với "tinh khí thủy cốc" do tỳ vị hóa sinh tạo thành)
Dinh khí (phần tinh trong đồ ăn thức uống được tỳ vận hóa tạo thành)
Vệ khí, là do chất tinh của đồ ăn uống hóa sinh nên, là một bộ phận dương khí của cơ thể; vận chuyển nhanh, đi ngoài thành mạch, phân bố khắp toàn thân. Sở dĩ gọi là vệ khí vì nó có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập của ngoại tà.
Trong cơ thể con người thì hai tạng liên quan tới Khí nhiều nhất là Phế (chủ khí) và Tỳ (sinh khí) ứng với ngũ hành Tỳ Thổ sinh Phế Kim nghĩa là như vậy.
Qua lâm sàng, người ta thấy những người có biểu hiện của khí hư gồm một trong các triệu chứng như: Người mệt mỏi, tay chân yếu, ngại nói, thở ngắn gấp, tự ra mồ hôi, ăn kém, ngủ kém, sắc mặt trắng, chất lưỡi đạm, mạch yếu, vô lực hay kết đại.
2. Biểu hiện như thế nào?
Người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, sức lao động giảm, đi lên cầu thang hoặc gắng sức một chút thấy mệt, hụt hơi, đánh trống ngực, chóng mặt… người có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt.
Mạch: Trầm nhược hoặc vi, tế.
3. Bài thuốc điều trị mệt mỏi, hụt hơi
Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp tuy cùng bệnh nhưng phương thuốc điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Ví dụ như khí hư kèm theo dương hư, huyết hư thì phải gia giảm cho phù hợp.
Đối với chứng bệnh giới thiệu ở đây thuộc khí hư, bệnh phần nhiều tại Phế, nhưng các tạng khác như Tâm, Can, Tỳ, Thận cũng bị hao hư theo. Do đó, phương pháp điều trị và phương thuốc như sau:
Phương pháp chữa: Đại bổ khí huyết
Phương dược: Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm.
Thành phần gồm: Nhân sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, quế tâm 4g, sinh hoàng kỳ 12g, trần bì 6g, viễn chí (bỏ lõi) 6g, ngũ vị tử 6g, đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, cam thảo 6g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 12g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
4. Giải thích bài thuốc
Bài thuốc này được lập phương dựa trên bài Thập Toàn Đại Bổ và có gia giảm cho phù hợp với thực tế. Trong đó công dụng của bài thuốc này nhằm mục đích bổ khí huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần. Khí huyết chủ yếu do hai tạng Tỳ và Phế chi phối

Một chia sẻ khác

Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh bị chứng mất ngủ hành hạ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Sau đây xin giới thiệu 2 bài thuốc trị mất ngủ hậu COVID-19 do âm hư hỏa vượng.
Mất ngủ là trạng thái rối loạn giấc ngủ, biểu hiện ban đêm khó ngủ, hoặc không ngủ được. Mất ngủ thường có kèm có các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, hồi hộp, căng thẳng, dễ cáu gắt…
Phương dược trị mất ngủ do âm hư hỏa vượng
3.1. Tâm âm hư
- Phép trị: Bổ ích tâm âm, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần.
- Dùng bài Thiên vương bổ tâm đan (Thế y đắc hiệu phương)
Thành phần bài thuốc: Đảng sâm 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 16g, phục thần 12g, viễn trí 6g, ngũ vị 6g, mạch môn 20g, thiên ma 12g, đương qui đầu 12g, bá tử nhân 12g, táo nhân 12g, cát cánh 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Gia giảm lâm sàng: Thường dùng để chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém, tim hồi hộp hay quên hoặc mộng tinh, đạo hãn, có hiệu quả nhất định.
Nếu mất ngủ nhiều tim hồi hộp gia long nhãn, dạ giao đằng dưỡng tâm, an thần. Trường hợp di tinh hoạt tinh gia khiếm thực, kim anh tử để cố thận sáp tinh. Nếu miệng họng khô, môi lưỡi lở loét gia thạch hộc, hoàng liên, tâm sen để dưỡng vị âm, thanh tâm hỏa. Bài thuốc có tính chất nê trệ, nên lúc sử dụng cần thận trọng đối với những bệnh nhân tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
- Giải thích: Bài này chủ yếu trị chứng tâm thận âm hư hỏa bốc sinh ra hư phiền mất ngủ, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, miệng lở, tim hồi hộp hay quên, cho nên phép trị là lấy dưỡng tâm, an thần là chính. Trong bài các vị sinh địa, huyền sâm, tư âm thanh nhiệt để dưỡng tâm, an thần là chủ dược. Đan sâm, đương qui bổ huyết. bạch linh bổ ích tâm khí. Bá tử nhân, viễn trí định tâm an thần; Thiên môn,  mạch môn tư âm thanh nhiệt; Ngũ vị, táo nhân liễm âm an thần. dẫn dược đi lên. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc tư âm thanh nhiệt, dưỡng âm an thần.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây