Trong Đông Y biểu tượng chính là Âm Dượng, mọi sự gây mất cân bằng Âm Dương gây nên bệnh tật hay còn gọi “Âm Dương Thất Điều“. Đông Y sử dụng 8 biện pháp cơ bản - "hãn" (làm ra mồ hôi), "thổ" (gây nôn), "hạ" (thông đại tiện), "hòa" (hòa giải), "ôn" (làm ấm), "thanh" (làm mát), "tiêu" (tiêu thức ăn tích trệ), "bổ" (bồi bổ) để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức chống bệnh) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh). Trong đó phương pháp Bổ là cái dân gian hay sử dụng để nói đến, còn Tả dùng cho chứng thực, Tả là một cách để nói lấy tà khí ra khỏi cơ thể. Nên những thầy thuốc giỏi, thuật Bổ Tả rất quan trọng, lúc châm cứu, Châm Bổ, Châm Tả để không nguy hại cho người bệnh.
Đối với người nghiên cứu đông y hay sử dụng sản phẩm Đông Y đều quen chữ Bổ, Bổ có thể dễ hiểu là bồi bổ. Trong Y Học Cổ Truyền dùng để bổ cái hư và ích cái tổn, nâng cao chính khí của cơ thể suy nhược liên quan về mặt Âm Dương, Khí Huyết, Tân Dịch. Nên những loại như Sâm thường được gắn liền với tác dụng bổ. Phép Bổ dùng để cân bằng tình trạng của cơ thể, tùy vào chẩn bệnh khác nhau, chủ yếu người có người suy nhược, bệnh lý và sinh hoạt thiếu điều độ. Bù đắp lại những chất mà cơ thể đang thiếu để đưa về trạng thái cân bằng Âm Dương, từ đó giúp hồi phục sức khỏe, hết bệnh.
Phép Bổ của Đông Y là một trong một phép điều trị của Đông Y bao gồm Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ dùng cho bệnh nhân suy nhược , bệnh mạn tính kéo dài đề kháng suy giảm. Trong Bổ chia làm 4 loại: Bổ Khí, Bổ Huyết, Bổ âm, Bổ dương.
Chia theo âm dương thì thuốc bổ dương, bổ khí thuộc dương; còn thuốc bổ âm, bổ huyết thuộc âm. Trong cơ thể, khí thuộc dương và huyết thuộc âm. Biết rõ khi chẩn bệnh dùng cho đúng và dùng cho từng đối tượng cụ thể, sức khỏe đã suy yếu.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bổ khác nhau, các thuốc bổ Đông Y có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện tuần hoàn. Có thể dùng với dạng độc vị hoặc với nhiều vị theo các bài thuốc cổ phương khác nhau. Trong đó thường dùng kết hợp các vị khác nhau để tăng tính hiệu quả theo nguyên tắc Quân Thần Tá Sứ để đánh bệnh và phòng bệnh dựa vào đường kinh lạc chạy xuyên suốt trong cơ thể. Nên tìm hiểu Đông Y sẽ thấy đây là khoa học và có chiều dài lịch sử xa xưa.
Thuốc bổ âm: Sử dụng trong các bệnh huyết dịch bị kém, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Do viêm nhiễm lâu ngày, rối loạn các hoạt động thần kinh thực vật.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc bổ âm cho những người tỳ vị hư; tiêu chảy, chậm tiêu…
Bài thuốc bổ âm kinh điển: Bài Lục vị : thục địa, hoài sơn, đơn bì, trạch tả, sơn thù, phục linh. Dạng dùng: tễ, sắc. Công dụng: bổ can- thận âm.
Thuốc bổ dương
Thuốc bổ dương là những thuốc chữa trị các tình trạng bệnh do phần dương của cơ thể bị suy kém (dương hư). Gồm các phần dương của các tạng phủ tâm, tỳ, thận bị hư tổn.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc bổ dương cho những người thuộc chứng âm hư sinh nội nhiệt.
Bài thuốc bổ dương kinh điển: Bài Bát vị: Thục địa, hoài sơn, đơn bì, trạch tả, sơn thù, phục linh, quế nhục, phụ tử. Dạng dùng: tễ, sắc. Công dụng: Bổ thận dương.
Thuốc bổ khí
Chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư của các tạng phế, tỳ bị hư tổn.
Thuốc bổ khí chữa các bệnh chứng: Suy nhược cơ thể: ăn kém, ngủ kém, sụt cân, hồi hộp, thiếu máu, phù thũng... Bệnh mãn tính: tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng mãn, viêm loét dạy dày - tá tràng, viêm gan mạn, sa dạ dày, sa trực tràng, giãn phế quản, hen suyễn, viêm phế quản mạn, phế khí thũng, rong huyết, rong kinh, sa sinh dục, táo bón...
Bài thuốc bổ khí kinh điển: Bài Tứ quân: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo. Công dụng: Bổ khí, kiện tỳ.
Thuốc bổ Đông y Đẳng sâm Việt Nam một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Nhật Trường Kon Tum chuyên cung cấp Sâm Dây – Đẳng Sâm từ năm 2013 từ Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum
Thuốc bổ huyết
Chữa những chứng bệnh gây ra do huyết hư. Bổ huyết là bổ phần vật chất của cơ thể. Bổ huyết tức là có bổ âm.
Thuốc bổ huyết chữa các bệnh chứng: Thiếu máu, mất máu. Suy nhược cơ thể: hồi hộp, mất ngủ, ăn kém. Rối loạn kinh nguyệt: rong huyết, rong kinh, kinh nguyệt không đều, kinh ra ít. Bệnh gây đau khớp, cứng khớp, teo cơ …
Bài thuốc kinh điển: Bài Tứ vật: Xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược. Quy tỳ : đẳng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, cam thảo, phục thần, táo nhân, viễn chí, nhãn nhục, mộc hương). Dạng dùng: Hoàn, sắc. Công dụng: Tứ vật: bổ huyết. Quy tỳ: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
Nói về các phép Bổ của Đông Y đã được ứng dụng từ xa xưa trong phòng trị bệnh, có thể nói hơn ngàn năm tích lũy hình thành và phát triển. Từ cuốn y điển Thần Nông Bản Thảo đã nói đến những vị thuốc thượng phẩm với công dụng bồi bổ. Việc ứng dụng cần có thầy thuốc chuyên môn Y Học Cổ Truyền, dùng một cách khoa học, vì Đông Y là khoa học, để an toàn, đạt được công dụng tốt nhất. Tránh nghe những cây thuốc lạ đồn thổi dẫn đến tiền mất tật mang, đã xảy ra rất nhiều ở nhiều tỉnh thành. Cũng như không phải dùng một số bài thuốc Bổ mà có thể chữa bách bệnh mà nhiều người đang quảng cáo, mà bệnh thì cần phải chẩn bệnh, và dùng các phép khác nhau để trị bệnh. Như có Bổ phải có Tả và tùy thể trạng từng người mà dùng sao cho thích hợp.