Mỗi mùa Tết qua thì những bình rượu Sâm Dây – Hồng Đẳng Sâm, Các loại Chuối Hột Rừng nhanh hết. Hết vì hương vị của những loại thảo dược này. Chuối hột thì không chỉ bây giờ mới là đặc sản mà đã từ xa xưa lúc ông bà ngâm rượu chuối chát trồng quanh vườn quanh nhà, dùng để hỗ trợ bệnh ngoài ra là một loại rượu đặc sản quen thuộc. Khắp nơi tổ quốc đều có đặc sản chuối hột từ Bắc tới Nam. Trên Tây Nguyên chuối hột rừng đã từ lâu đã có trong bình ngâm rượu của nhiều nhà, vì độc lạ và hương thơm quyến rũ.
Khi tôi tư vấn về các loại thảo dược, nói ngon nhất thì chỉ có Sâm Dây và các loại Chuối Hột Rừng khi ngâm rượu các loại này cho rượu Ngọt và Thơm, đặc sản, danh tửu, màu đẹp. Và thực sự đã bán đến các nhà hàng nổi tiếng lớn toàn quốc, khách sạn nổi tiếng quận 1 chỉ vì ngâm những loại như Sâm Dây – Chuối Hột. Ngày ấy khởi nghiệp các loại đặc sản quê hương Kon Tum, khách nước ngoài tới chơi chỉ muốn uống rượu chuối hột mà phải đúng chuối hột rừng. Nên thấy bình dân nước ta, nhưng đối với khách quốc tế là một đặc sản rất quý. Bởi sự đơn giản bình dân chất lượng. Khi chưa có dịch, chúng tôi bán cho người nước ngoài xách tay rất nhiều, vì điều kiện thời tiết ở những dãy Trường Sơn Tây Nguyên trên là núi dưới là biển đã cho ra những quả chuối rừng chất lượng nhất. Đặc biệt tại tỉnh Kon Tum, khi tốc độ đô thi hoá còn chậm, rừng còn nhiều, còn giữ được cái hương vị của tự nhiên, của một nghề lấy công làm lời. Nghề làm quả chuối hột rừng khô.
Rượu ngâm thì 2 – 3 tháng là sử dụng được rồi, và chỉ nên ngâm 2 nước rượu là được, ngâm đến nước thứ 3 thì coi như hết chất, nên vào các nhà hàng nhìn cái bình thuỷ tinh chuối hột, chuối hột đầy ra bên trong mà nước rượu trắng thì coi như hết chất rồi. Uống chỉ là uống rượu trắng. Ngâm rượu cũng là một phương pháp phương tễ của Đông Y để dẫn thuốc, Rượu thuốc trong cuốn sách Trung dược phương tễ học còn gọi là tửu tễ (thang thuốc ngâm rượu).
Khách thường hỏi có nên để lâu không, thường quan niệm để lâu cho quý, cất để dành, giờ thực tế Sâm không còn đắt đỏ, quý như ngày xưa nữa, ngâm ra rượu thì cứ uống tốt cho sức khoẻ, trừ lạm dụng rượu thôi. Chứ để lâu không làm gì cả, quan trọng dùng mỗi ngày một chung cho khoẻ. Ngoài ra rượu để 10 năm là độ cồn giảm dần theo thời gian, uống vào sẽ rất nhạt. Do tâm lý thường xem các bộ phim tàu thấy bình rượu 100 năm, nhưng thực tế đó chỉ là giả tưởng, một kiểu bay nhảy kiếm hiệp của truyện Kim Dung và thực tế rượu khi ngâm để được lâu thì những loại rượu đó thường rất cao độ, và khi ngâm cần bịt kín lại để tránh rượu giảm độ sau một thời gian. Ngay cả những chai rượu vang nhiều tuổi thì điều kiện bảo quản rất đặc biệt. Đa phần rượu vang là 20 năm là hết đát. Và những chai rượu vang được đóng nút bần rất kín, làm cho hơi rượu bên trong không thoát ra được bên ngoài. Ngay cả rượu trắng ngâm tối đa 3-5 năm là nên dùng, lúc đó rượu đôi khi không chỉ còn màu nâu đỏ và ra màu đen đặc quánh thì dùng đã có đủ chất của thang thuốc ngâm rượu bên trong. Rượu Mao Đài của Trung Quốc là một rượu mạnh thường là 53 độ, uống kiểu như rượu Bàu Đá Bình Định uống cháy cổ, nhưng nó có mùi thơm đặc biệt. Thường ngâm rượu mà để lâu thì chọn rượu cao độ rồi bịt thật kín lại, thì hy vọng có thể để được 10 năm.
Rượu Vang thường để tối đa là 3 năm, nhiều loại thì có tuổi đến 20 năm là hết đát. Nhưng đa phần khuyến cáo càng uống sớm càng tốt.
Nói đến chuyện rượu vang 100 năm hay 1000 năm thì cũng khá hên xui, vì tôi cũng không có tiền để uống chai rượu đắt tiền như vậy, nhưng chia sẻ về câu chuyện về Rodenstock. Nhưng có nhiều câu chuyện li kỳ về những chai rượu vang có thể hàng thế kỷ.
Giới rượu vang được một phen chấn động: hàng ngàn ghi chép lúc thử rượu vang, trong đó có hàng trăm ghi chép của Michael Broadbent về rượu vang thế kỷ 18 đều dựa trên các chai rượu của Rodenstock.
Người ta lật lại thêm nhiều những nghi ngờ cũ về Rodenstock nói chung. Nhiều người chỉ ra rằng trái với thông thường, Rodenstock không cho phép khách mời nhổ rượu ra trong những buổi thử rượu của mình. Rodenstock cũng luôn để những chai rượu quý giá nhất đến cuối buổi tiệc khi mọi người đã ngà say.
Có hai cách chính để làm giả rượu vang quý. Cách thứ nhất là thay nhãn cho một chai rượu có giá trị tầm tầm, ví dụ rượu của một năm tuổi không mấy đặc biệt, bằng cái nhãn của một năm tuổi khác quý hơn và đắt giá hơn nhiều của cùng nhà làm rượu đấy. Cách thứ hai là dùng một chai rượu rỗng, và pha rượu mới đổ vào.
Hardy Rodenstock có một chiếc mũi trời phú, nhiều người cho rằng ông ta đã pha trộn khéo léo các loại rượu rẻ tiền hơn, cộng với việc trình diễn tạo dựng danh tiếng hoàn hảo để đánh lừa ngay cả những nhà phê bình tinh tế nhất. Tuy vụ việc vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ ở tòa - Rodenstock tiếp tục dùng tư cách công dân Đức, không xuất hiện tại tòa án Mỹ - nhưng đa phần giới rượu vang cho rằng đây là cú lừa ngoạn mục nhất lịch sử rượu vang.