Thập toàn đại bổ nâng cao sức khoẻ dùng cho người suy nhược

Thứ sáu - 28/01/2022 11:14
Trong đó có bài thập toàn đại bổ dường như người dùng Đông Y đều có thể nghe qua. Thật tế bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ khởi sự từ 2 mặt Âm và Dương, tượng trưng cho khí huyết. Và được hình thành từ Âm Dương Tứ Tượng tới Bát Quái. Thập toàn đại bổ là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thảo dược để cho bồi bổ hiệu quả cao. Bài thuốc cổ phương này là sự kết hợp giữa bài Bát trân thang, thêm hoàng kỳ để bổ khí và nhục quế làm ấm kinh lạc. Trong bài Bát trân lại chứa đựng 2 bài thuốc kinh điển là Tứ vật và Tứ quân. Như vậy, một bài thuốc, qua nhiều năm đúc kết, rút kinh nghiệm để cho ra đời bài thuốc mới có công dụng mới.
Thập toàn đại bổ nâng cao sức khoẻ dùng cho người suy nhược
Thập toàn đại bổ nâng cao sức khoẻ dùng cho người suy nhược
Cổ nhân có câu Thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Đó là quan niệm theo thuyết duy vật cổ đại.
Từ đó trong Đông Y có những bài thuốc cổ phương xây dựng tương tự những lý thuyết âm dương và ngũ hành.
Trong đó có bài thập toàn đại bổ dường như người dùng Đông Y đều có thể nghe qua. Thật tế bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ khởi sự từ 2 mặt Âm và Dương, tượng trưng cho khí huyết. Và được hình thành từ Âm Dương Tứ Tượng tới Bát Quái. Thập toàn đại bổ là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thảo dược để cho bồi bổ hiệu quả cao. Bài thuốc cổ phương này là sự kết hợp giữa bài Bát trân thang, thêm hoàng kỳ để bổ khí và nhục quế làm ấm kinh lạc. Trong bài Bát trân lại chứa đựng 2 bài thuốc kinh điển là Tứ vật và Tứ quân. Như vậy, một bài thuốc, qua nhiều năm đúc kết, rút kinh nghiệm để cho ra đời bài thuốc mới có công dụng mới.
Người xưa có câu, khí huyết xung hòa, trăm bệnh không sinh ra. Khí làm hướng đạo cho huyết, huyết làm chỗ dựa cho khí. Khí thuộc dương chủ động mà vận hành, huyết thuộc âm chủ tĩnh mà phụ vào. Tác dụng của khí vô hình là lưu thông, thể chất của huyết hữu hình là nương tựa và giữ gìn. Cho nên khí hành thì huyết theo. Các bài thuốc dùng cho trường hợp này chỉ huyết hay chỉ bổ khí thôi thì chưa đủ mà phải bổ cả khí lẫn huyết.
thap toan dai bo 01
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm; đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.
Bát trân thang là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết)
Cấu trúc bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung.

Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là Quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí  làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là Tá và Sứ.
Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.
Bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm hay đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo (chích).
Bài chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ,  ích khí. Trong đó, nhân sâm hay đảng sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần; Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là Tá; cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp nhân sâm hay đảng sâm ích khí và hòa trung là Sứ. Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn, dễ uống, đều làm ăn ngon, bổ khí.
Bài này vừa bổ khí hòa trung, vừa kiện tỳ trừ thấp. Tùy theo mối quan hệ nhân quả của 2 tác dụng của bài này mà dùng. Nhưng tỳ vị chủ hậu thiên là nguồn sinh hóa ra khí huyết cho nên nếu khí hư vẫn phải kiện tỳ còn bổ khí hòa trung là hỗ trợ: hai vấn đề này rất quan hệ mật thiết không thể không kết hợp.
thap toan dai bo 03
Bát trân từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… Những trường hợp này dùng bài bát trân rất tốt.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại bát trân có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, Bát trân còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, bảo vệ gan, chống mệt mỏi và nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể.
Bát trân là một trong những phương thuốc song bổ khí huyết rất tốt và thông dụng, thường được dùng làm hạt nhân để gia giảm, cấu tạo nên các bài thuốc mới, chủ yếu vẫn sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn mềm. Ở vô sinh hiếm muộn nữ, thuốc dùng điều trị cho người khí huyết đều hư, thường có triệu chứng: da xanh, môi nhợt hoa mắt người gầy mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí hồi hộp, ăn ít, lưỡi nhạt, mạch tế, kinh nguyệt rối loạn.
Hoàng kỳ bổ khí thăng dương, có tác dụng chính trong việc bổ dưỡng cho những người yếu ớt, người ốm đau liên miên, thiếu dương, người ăn nói yếu ớt, sức khỏe dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống. Nhục quế: vị  cay, ngọt và tính nóng; quy kinh: Thận, Tỳ, Tâm và Can; công dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.
Nhật Trường Kon Tum chuyên cung cấp Sâm Dây (Đảng Sâm) và Đương Quy từ năm 2013. Đảng Sâm và Đương Quy được nghiền bột mịn, đóng túi trà túi lọc, túi 5g thích hợp dùng uống trà hằng ngày.
Đây là đầu vị chủ dược của những bài thuốc cổ phương như Thập Toàn Đại Bổ, Bát Trân Thang, Kiện tỳ ích khí thang, Bổ Trung ích khí thang,...
tuilocduongquy2222 01
Bổ huyết, chỉ huyết
Bài 1: đảng sâm, kê huyết đằng, đương quy, bạch thược, thục địa. Công dụng: bổ huyết.
Bài 2: đảng sâm, đại táo. Đảng sâm thái mỏng, đại táo xé. Hai thứ hãm nước sôi khoảng 30 - 45 phút, uống và ăn cả sâm, táo. Dùng tốt cho người bị huyết hư thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây