Công dụng của Cam Thảo và Liều lượng Nguy Cơ, có nên dùng Cam Thảo hằng ngày?

Chủ nhật - 14/11/2021 10:18
Nhiều khách hàng rất thích Cam Thảo, vì thứ nhất Thảo Dược này rất thơm, nên thường cho Cam Thảo uống Trà mỗi sáng, thứ hai thì nghĩ Cam Thảo rất tốt nên cứ uống, không bổ chiều ngang cũng chiều dọc. Nhưng sự thật thì dùng Cam Thảo không đúng sẽ dẫn đến phản tác dụng và gây bệnh.
Công dụng của Cam Thảo và Liều lượng Nguy Cơ, có nên dùng Cam Thảo hằng ngày?
Công dụng của Cam Thảo và Liều lượng Nguy Cơ, có nên dùng Cam Thảo hằng ngày?
Nhiều khách hàng rất thích Cam Thảo, vì thứ nhất Thảo Dược này rất thơm, nên thường cho Cam Thảo uống Trà mỗi sáng, thứ hai thì nghĩ Cam Thảo rất tốt nên cứ uống, không bổ chiều ngang cũng chiều dọc. Nhưng sự thật thì dùng Cam Thảo không đúng sẽ dẫn đến phản tác dụng và gây bệnh.
Cam Thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. 
Cam thảo nếu dùng nhiều sẽ gây tang huyết áp, giảm kali trong máu, trong cam thảo có chứa Glycyrrhizic là một chất ngọt . Axit Glycyrrhizic được cho là tạo ra sự ức chế 11-beta-hydroxapseoid dehydrogenase ở thận dẫn đến nồng độ cortisol trong thận tăng cao nếu dùng nhiều sẽ gây rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới thận, thường sẽ gây giữ nước. Nên nhiều người dùng cam thảo thường xuyên sẽ gây phù. 
Trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
cam thao 02
Cam Thảo trong Đông Y được sử dụng phổ biến nhưng với liều lượng rất ít, các thầy thuốc Đông Y thường cho Cam Thảo để dẫn thuốc, vì Cam Thảo trong Đạo Quân Thần Tá Sứ, đây là một vị thuốc xếp hàng Sứ Dược, có tác dụng dẫn thuốc vào 12 kinh. Nên nhiều thang thuốc cổ phương lạm dụng Cam Thảo, người uống một thời gian có biểu hiện phù mặt, nếu không sử dụng đúng cách. 
Ngoài ra Cam Thảo có thể kỵ khi dùng chung với một số thảo dược khác, ví dụ không nên dùng với Nhân Trần.
Trên đây là chia sẻ của tôi với Cam Thảo Bắc, còn Cam Thảo Nam là một cây thuốc Nam thay thế nhưng tính chất khác.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây