Trên thị trường hiện nay thì đâu cũng là Thuốc Bổ, có lẽ vì ai cũng bổ thôi, đặc biệt người có tiền thì phải uống thuốc Tốt, mà đa phần đó là thuốc Bổ, vì lúc nào cũng nghĩ mình phải cần bổ, mà không hiểu có thực sự cần bổ hay là như thế nào. Nên mới có chuyện giờ ở đâu có gì lạ, có gì quý là đem ngâm rượu hết, nghe người bán nói bổ là bổ, nhưng bổ cái gì hay cụ thể bổ là gì cũng không cần thiết. Rất nhiều người liên hệ tôi, nói mới mua con đó ở trên rừng, đi sâu lắm mới có, nhìn qua thì biết bị lừa rồi, hỏi tôi vậy dùng được không? Mua xong rồi mới hỏi dùng được không? Những chuyện thế này thực sự không hiếm gặp, có thể mình sẳn sàng trả giá năm mười đồng, nhưng sẳn sàng mua những cái không cần thiết hoặc không rõ về sản phẩm.
Trương Trọng Cảnh viết: “ Cần phân biệt rõ Hư thực. Bệnh hư nên Bổ. Bệnh thực nên tả”. Vậy nên mới biết được rằng việc tẩm bổ thường ngày đều phải chú ý, Thuốc bổ đông y có thể chia thành 4 loại tác dụng: Ích khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương. Nếu sử dụng phép bổ không phù hợp thì sẽ xuất hiện cái gọi là "hư bất thụ bổ". Nghĩa là cơ thể hư suy vẫn không thể hấp thụ được chất bổ. Nên vậy khi người đã không phân biệt rõ bát cương hư thực ra sao, thì gặp người cứ bán cho thứ đắt tiền thì bệnh hư càng thêm hư, thực càng thêm thực.
Nhân Sâm từ lâu là một loại thảo dược bổ, chuyện quý thì có lẽ ở ngày xưa, chứ thời nay không còn quý hay hiếm nữa, mà đã được trồng công nghiệp phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc,…giá thành cũng đã rẻ rất nhiều. Nhân Sâm được xếp hàng vào Tứ Đại Danh Dược, vì có tác dụng lưu truyền trong việc cứu dương “Phục Tử Hồi Sinh”. Đó là chuyện chữa bệnh của các danh y thời cổ đại, hiện nay thì việc cấp cứu Tây Y vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong đó Sâm Nhung Quế Phụ vị Phụ Tử được xem là cực độc, thuốc độc ở một số nước Phương Tây, nhưng ở Phương Đông có câu lấy độc trị độc trong đó Phụ Tử có câu “hồi dương cứu nghịch”, nhưng việc chữa bệnh này không hề đơn giản, nên có nhiều người đem ngâm rượu củ Ấu Tàu là Rễ Cây Ô Đầu, cực độc, uống xong nhập viện là vậy, nên việc không rõ về thảo dược thì đừng nên dùng, họa vào thân.
Nên việc dùng Nhân Sâm cũng vậy thôi, dùng đúng thì rất tốt, dùng sai thì có chuyện, kể cả đồ ăn ăn uống hàng ngày còn cần phải khoa học, ăn sai cũng có bệnh, nhiều người theo thực dưỡng, ăn uống kỹ lắm, hóa chi là những vị thảo dược có công dụng về bệnh. Nên có câu “Đại hoàng cứu người vô công, Nhân sâm giết người vô tội”.
Để chỉ rằng không phải cứ thuốc đắt tiền mới là thuốc tốt, mà cần hiểu rõ về bệnh, về thảo dược, chứ không phải bạ đâu dùng đấy, là có chuyện. Đặc biệt cây Nhân Sâm, có tác dụng phụ, người Âm Hư Hỏa Vượng, với chứng trạng miệng khô lưỡi táo, hoa mắt chóng mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng giữa ngực nóng, thì phải dùng thuốc có tính vị cam hàn (ngọt, lạnh) để tư âm thanh nhiệt, trường hợp này nếu như dùng thuốc bổ có tính tân ôn (cay, nóng) và trợ dương, sẽ càng giúp cho hỏa làm tổn thương âm tất sẽ dẫn đến triệu chứng càng nặng hơn, đó là xuất hiện hiện tượng "hư hỏa" bốc lên trên, làm cho chảy máu mũi là vậy.
Nên việc nhiều người cơ bản không rõ người mình thế nào, chỉ thấy mệt mỏi và dùng những loại thuốc bổ, càng đắt tiền là thuốc tốt thôi? Càng nấu cao, càng cô ra tinh chất, uống là có chuyện là vậy. Ngoài ra không chỉ ở những chứng như vậy thôi.
Có câu “Phúc thống phục Nhân sâm thì tắc tử”. Câu nói đó hàm nghĩa nếu đau bụng mà uống nhân sâm thì dẫn đến tử vong.
Trong sách Thần Nông bản thảo (sách cổ điển nói về dược thảo) cho rằng: "Trị hàn dùng thuốc nhiệt, trị nhiệt dùng thuốc hàn". Sách Nội kinh-Tố vấn cũng nói: "Hàn thì dùng nhiệt, nhiệt thì dùng hàn". Đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc quy định sử dụng thuốc để điều trị trong đông y.
Nên việc dùng Thảo dược sao cho phù hợp là cả một ngành khoa học, cần có người có chuyên môn về Y Học Cổ Truyền chứ không phải uống lụi được đâu. Ngay cả Đại hoàng ở trên nếu không biết dùng bộ phận nào cũng là có độc, chứ đâu phải nghe có công là đi mua Đại Hoàng về uống. Lá cây đại hoàng lại chứa độc tố cực mạnh. Nếu ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây khó thở, nhiệt miệng và cổ họng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời