Mấy ngày gần đây có một người gửi lá thư tới tổng thống Mỹ Donald Trump trong đó có chất độc ricin, đây là một chất cực độc không có thuốc giải. Ricin được chiết xuất từ hạt thầu dầu, xuất hiện trong chế phẩm khi sản xuất dầu thầu dầu, ứng dụng của dầu thầu dầu có thể kể như thực phẩm, xà phòng, sơn, thuốc nhuộm, chất phủ, mực, nhựa chịu lạnh, sáp chất đánh bóng, nylon, dược phẩm và nước hoa. Lượng ricin tương đương một hạt muối cũng có thể gây tử vong cho con người trong 36 đến 72 giờ, có thể nuốt, hít phải hoặc tiêm.
"Ricin là chất kịch độc. Nó xâm nhập vào bên trong các tế bào của cơ thể con người và ngăn chặn tế bào tạo ra protein cần thiết", theo CDC. "Nếu không có protein, các tế bào sẽ chết. Cuối cùng, điều này gây hại cho toàn bộ cơ thể và có thể gây tử vong".
Tại Mỹ việc sản xuất ricin là hành vi bất hợp pháp, vì nó có thể sử dụng như vũ khí hóa học và đáng sợ hơn là không có thuốc giải.
Hôm nay Nhật Trường Kon Tum sẽ đưa ra ba loại cây có độc mà rất phổ biến ở Việt Nam, biết để giáo dục trẻ em không nên bứt hái ăn.
Nói đến cây thầu dầu, nó có nguồn gốc từ Đông Phi, nhưng hiện nay nó đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới. Trích Wikipedia “Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác”
Trên internet, rất nhiều bên rao bán hạt này với công dụng trị bệnh khác nhau, điều này hết sức nguy hiểm, vì những loại thảo dược cực độc thế này mà không phải thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, tự ý sử dụng là rất nguy hiểm.
Sau ăn hạt thầu dầu, người bệnh thường có các triệu chứng đau bụng, nôn nhiều, nặng có nôn ra máu; tiêu chảy phân lỏng, nhiều lần; có các dấu hiệu mất nước; rối loạn tri giác, liệt dây thần kinh sọ não; gan to, vàng da, suy gan; tiểu ít, suy thận; tụt huyết áp... nặng nhất là tử vong.
Cây thầu dầu còn gọi là cây đu đủ tía.
Thực tế tại Việt Nam đã có trường hợp ngộ độc từ loại quả này, và không chỉ trồng cảnh mà nhiều vùng ở Tây Nguyên cũng có trồng loại cây này, nhưng mục đích là để sản xuất dầu thầu dầu.
Hạt Thầu Dầu
Cây thầu dầu có tên khoa học là Jatropha, có nơi gọi là cây bã đậu hoặc dầu lai, riêng trong các đồng bào dân tộc gọi là cây cọc rào, là loại cây mọc tự nhiên trên những vùng đất hoang hóa, đất khô cằn ở vùng Tây Nguyên. Ưu điểm của loại cây trồng này là chịu hạn tốt, kháng bệnh và không cần nguồn nước tưới; thân cây dẻo không sợ gãy đổ do tác động của thiên tai như ảnh hưởng các cơn bão, lốc xoáy. Quy trình chăm sóc hàng năm như làm cỏ, bón phân để cho cây cọc rào phát triển cũng rất đơn giản.
Cây Vông Đồng và Ngô Đồng là hai loại khác nhau, và hai loại này đều có độc, đầu tiên là Vông Đồng còn có tên còn gọi là ba đậu tây, mã đậu, cây dầu bóng, ngô đồng... (Hura crepitans L.).
Vông đồng thường được trồng ở trường học, công viên, chợ... Hạt, dầu hạt, vỏ cây, nhựa mủ đều chứa các chất độc: hurin, hurain, crepitin, có tác dụng gây xổ rất mạnh. Nếu ăn phải hạt vông đồng, dù chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể bị trúng độc dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Hạt của vông đồng có tính gây nôn và tẩy xổ mạnh do chứa hurin, một lectin thực vật (toxalbumin), có quan hệ với ricin và huratoxin, một este của diterpene daphnane, một chất kích ứng.
Hura crepitans cũng chứa một số chất hữu cơ thêm vào trong một vài dạng của loại đồ uống có tính gây ảo giác, được gọi là Ayahuasca, chất này sẽ gây chết người nếu không sử dụng đúng liều lượng và có chế độ ăn uống phù hợp.
Thực tế cây này trồng để làm bóng mát, nên chủ yếu việc hướng dẫn không dùng trái của cây này.
Cây Ngô Đồng là phổ biến hơn cả, loại cây này dường như có ở các tỉnh thành Việt Nam. Cây thường dùng trồng để làm cảnh, cây còn có tên Dầu lai có củ, ngô đồng cảnh, dầu lai lá sen, sen lục bình (Jatropha podagrica Hook.).
Nó là một loài đặc hữu của vùng nhiệt đới châu Mỹ, nhưng đã được trồng làm cảnh ở khắp nơi trên thế giới. Hoa của cây có màu đỏ, nở quanh năm. Cả cây chứa chất độc curcin.
Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan. Nếu trẻ con ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy.
Khi đã bị ngộ độc nặng sẽ xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.
Nên việc giáo dục trẻ em không được ăn quả của loại cây này là rất cần thiết, vì thực tế loại này trồng rất phổ biến.
Hiện nay trên internet nhiều người đang hướng dẫn một cách tùy tiện là đem củ Ngô Đồng, tức thân cây này phình ra đem ngâm rượu và thực tế nhiều người đã đem ngâm rượu và sử dụng rất nguy hiểm, sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, nóng rát ở miệng, hầu họng và dạ dày, nôn ói, tiêu chảy; chóng mặt; ngộ độc nặng sẽ chảy máu đường tiêu hóa, hôn mê, nguy hiểm tới tính mạng.
Cây Ngô Đồng này không phải Sâm gì cả và không có tác dụng bổ, cũng như không có được ứng dụng trị bệnh trong Đông Y