Nhiều người nghĩ là ăn nhiều đạm, người mập mới bị gút, thực tế nhiều người bị béo phì cũng chẳng bị gút, mà có người thể trạng ốm lại bị gút. Bệnh gout ngày xưa dạng bệnh của vua quan nhà giàu, thời nay là một dạng bệnh xã hội, nam nữ đều bị, ngay cả người trẻ cũng bị gout, có ông anh mới hơn 30 tuổi đã bị gout, sáng dậy đau như nứt xương bên trong, đi không nổi và khi đi bệnh viện mới biết là bị gout.
Vậy Gout là gì?
Định nghĩa Bệnh Gout theo Y Học Hiện Đại và Đông Y có phần hơi khác nhau, đối với Y Học Hiện đại gout là một dạng viêm khớp, đây mà một chứng bệnh rối loạn chuyển hoá acid uric trong cơ thể, vì đó dẫn đến sự lắng đọng tinh thể urat ở một số cơ quan. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể).
Cứ tưởng tượng tinh thể urat nó như những kim châm bên trong cơ thể, nó như những mảnh vỡ thuỷ tinh và tác động tới xương, dẫn đến người bị gout sẽ cảm giác như bị gãy xương là như vậy. Và nó âm thầm phát triển bên trong nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như dùng những thảo dược hỗ trợ lâu dài. Bệnh Gout nếu không điều trị triệt để thì nó sẽ chuyển biến rất nhanh, đặc biệt là những người bị tiểu đường, nói tiểu đường sinh ra gout cũng không hề sai. Ở những giai đoạn nặng, nhìn chân những người Gout nặng, xuất hiện những cục u, lúc này khớp bên trong đã bị tổn thương nghiêm trọng, gây biến dạng và có thể tàn phế.
Lưu ý tôi là một Y Sĩ Y Học Cổ Truyền, quan điểm dựa trên cơ sở khoa học và áp dụng Đông Y.
Nguyên nhân Gout theo Y Học Hiện Đại là không xác định được, đa phần là thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không phù hợp và gây ra biến đổi gen, nhưng từ ban đầu tôi đã đặt câu hỏi, thế tại sao có những người rất gầy mà vẫn bị gout, hay có những người béo phì lại không bị?
Ok, giờ thì tiếp tục bàn đến vấn đề là về định nghĩa Gout của Đông Y, tôi dùng Gout cho đúng tên, chứ viết gút cũng ok. Đông Y gọi đây là bệnh thống phong, Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của Thận và Tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Nếu lý giải như Đông Y thì theo tôi hoàn toàn chính xác. Chính xác sao thì ở dưới.
Bị Gout lần đầu thì phải làm sao?
Như tôi nói Đông Y là sự kế thừa từ ngàn xưa và tiếp tục đến ngày nay, cái hiện đại ở đây là khoa học hiện đại để giải thích những bí ẩn của Y Học Cổ Truyền.
Thì vậy, đầu tiên bị Gout thì phải nhờ thuốc Tây thôi, thải ra cho nó lẹ, bớt đau đã, rồi tính tiếp. Nên nhiều người bị Gout lần đầu hay nhiều lần sau, uống thuốc Tây hiệu quả rất nhanh, nhưng về lâu dài thì phải dùng Đông Y để điều trị. Mẹ tôi là một thầy thuốc Tây Y công tác tại bệnh viện Kon Tum lâu năm, thuốc Tây mẹ tôi hay dùng và hiệu quả tức thì là Allopurinol thải .thuốc chống viêm Colchicin.
Đông Y cho rằng Gout là bệnh Thống Phong, ảnh hưởng chức năng mà cụ thể nhất theo tôi là chức năng của Thận. Nên hiện nay có rất nhiều bài báo của quốc tế nói sự liên quan giữa bệnh Gout và Thận, bởi vì Acid uric là cơ thể sinh ra hằng ngày, trên 70% lượng acid uric đào thải qua Thận, Thận là cơ quan quan trọng để đào thải acid uric. Vậy Đông Y cho rằng nó thuộc chứng của Can Thận gây khí trệ huyết ứ mà sinh bệnh là hoàn toàn chính xác.
Theo Đông Y thì dùng loại gì để hỗ trợ bệnh Gout
Có rất nhiều thảo dược có thể hỗ trợ Gout
Nhưng đối với kinh nghiệm tôi thì Mã Đề là loại thảo dược hỗ trợ tốt mà phổ biến ở quê, mà nhiều nhà trồng làm cảnh và làm cây thuốc luôn. Nên xung quanh ta là những cây thuốc Nam có khả năng hỗ trợ điều trị rất tốt, nhưng ít ai biết và xem nhẹ nó. Đôi khi cứ nghĩ phải bỏ tiền ra thì mới tốt. Đó là cuộc sống.
Cái thứ hai đó là Hạt chuối cô đơn, tôi thì không trị bệnh cũng không điều trị, nhưng có nhiều khách hàng sử dụng loại hạt này nấu nước uống, hiệu quả rất tốt.
Còn rất nhiều cây, nhưng quen gì hay am hiểu thì mình dùng nấy. Và tôi nói thêm những loại này chỉ là hỗ trợ điều trị, còn lại ăn thua và cách sống lối sống của mình, sáng dậy tập thể dục thể thao tí, đi bộ thôi cũng đã tốt rồi, Ăn uống vừa phải, ăn chay được thì ok, có luyện mấy môn dưỡng sinh thì lại càng tốt. Đó mới là những cách trị gốc rễ và cân bằng Âm Dương của Đông Y.
Lưu ý: Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của Tác giả, không áp dụng vào điều trị bệnh
Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn