Tác hại của Đường tinh luyện và Truyền thông khuyên ta không ăn đường, lấy đường đâu nuôi cơ thể?

Thứ năm - 26/10/2017 18:19
Giờ thế giới chúng ta sống bao bọc bởi truyền thông, đường tinh khiết hay đường tinh luyện họ quảng cáo đây là đường “sạch”, nhập về một số máy móc vô cùng hiện đại dùng các loại than hoạt tính và sử dụng hóa chất tẩy đường để có máu trắng tinh. Còn đường thô mộc thiên nhiên chứa những chất khoáng, chất đạm, chất béo và sinh tố cần cho cơ thể duy trì sự sống thì dần không ai sử dụng, theo Ngài Ohsawa Đường càng tinh chế thì tính Âm càng lớn.
Thiếu đường, thiếu ngọt lấy đâu nuôi Tỳ Vị. Ngũ Hành, Ngũ Vị sẽ ra sao?
Thiếu đường, thiếu ngọt lấy đâu nuôi Tỳ Vị. Ngũ Hành, Ngũ Vị sẽ ra sao?

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, sự tiện lợi, mẫu mã và hình thức đẹp những thứ tự nhiên con người dần lãng quên. Đường tinh luyện là một thứ như vậy, nó đã khiến nhiều người vô ý tôn sùng nó một cách vô điều kiện mà không biết nó là thứ giết người tồi tệ hơn ma túy và chiến tranh. Nó gây nghiện gấp 8 lần cocain, chỉ có điều nó được hợp pháp còn thứ kia thì bị cấm. Nhiều bà nội trợ cũng chỉ nghĩ đơn giản là mua đường về nhà dùng, cũng không hề biết Đường tinh luyện là gì?

Đường tinh luyện (Sucroza hay saccharose) là gì?

Trên thị trường, có 2 loại đường tinh luyện là RE (refined extra) và RS (refined standard). Đường tinh luyện được xếp vào loại thực phẩm cực Âm trong thực dưỡng Ohsawa gây ra vô vàn bệnh khốn khổ. Giờ thế giới chúng ta sống bao bọc bởi truyền thông, đường tinh khiết hay đường tinh luyện họ quảng cáo đây là đường “sạch”, nhập về một số máy móc vô cùng hiện đại dùng các loại than hoạt tính và sử dụng hóa chất tẩy đường để có máu trắng tinh. Còn đường thô mộc thiên nhiên chứa những chất khoáng, chất đạm, chất béo và sinh tố cần cho cơ thể duy trì sự sống thì dần không ai sử dụng, theo Ngài Ohsawa Đường càng tinh chế thì tính Âm càng lớn. Cũng như gạo lứt, cơ bản hạt gạo đã tốt, sau đó nhập thêm máy móc vào để xay ra ăn cho ngon cho đẹp, cuối cùng nó lại thành hại. Trích trong Phòng và trị bệnh theo phương pháp Ohsawa thì Đường thô thiên nhiên (chưa tinh chế) còn các chất khoáng như canxi, kali, các sinh tố B1, B6 ít gây tổn hại xương và ít làm chua máu hơn đường cát trắng.

tác hại của đường tinh luyện 1

Khi xưa ông bà toàn vàng nâu, đường thốt nốt, đường thô, mật mía, đường mạch nha để chế biến món ăn vì các loại đường này chỉ có ở Việt Nam, vì phương pháp chế biến hoàn toàn thủ công. Từ xa xưa đến giờ ông bà đã phân loại rất nhiều loại đường khác nhau và ngay cả bên Tây họ chế biến làm bánh tùy vào loại đường, chứ không dùng đường tinh luyện.

Ngày nay khi các công bố tác hại của đường tinh luyện thì các nhà sản xuất lại chế ra đường nâu sản xuất từ đường tinh luyện trộn thêm mật, nguy hại vô cùng. Tức là quy trình đã sản xuất đường tinh luyện, song lại lấy đường tinh luyện trộn với mật mía ban đầu.

quytrinhsanxuatduongmia

Quy trình sản xuất đường tinh luyện, từ đường thô tiếp tục xử lý giờ
người ta phát hiện tác hại, lại lấy đường tinh luyện trộn mật mía ra đường nâu

Đường lỏng (HFCS - High-Fructose Corn Syrup, gọi tắt là đường lỏng)

Giờ ta có vô số sản phẩm công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp. Có một loại đường gọi là đường lỏng. Đây là một loại đường từ ngô, tương tác với nhiều axit, enzyme để thành loại đường HFCS. Nên xem quy trình làm đường nó không phải tự nhiên mà phải gọi là đường hóa học thì đúng hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng hấp thụ quá nhiều bạn sẽ mắc bệnh tim mạch, béo phì và quá trình lão hóa xảy ra nhanh.
 

đường lỏng hfcs

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Đường khác nhau, nó như ma trận cho người tiêu dùng. Nếu tìm hiểu kỹ để phân biệt các loại đường là một điều hết sức phức tạp.

Đường Glucose

Glucose là một loại glucid phổ biến ở động vật và cả thực vật. Nó có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho.

Ở người và động vật, glucose là thành phần cố định trong máu, dễ dàng được cơ thể con người tiêu hóa và hấp thụ nhất do đó cũng dễ bị nấm men nhất. Chính vì vậy nó là một chất cần thiết cơ bản của nhiều vi sinh vật đồng thời nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

đường glucose

Glucose có công thức là C6H12O6, là một loại đường khử, là sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme. Có thể dùng tinh bột của củ hoặc hòa thảo. Ở các nước chủ yếu dùng tinh bột bắp và tinh bột khoai tây. Ở nước ta thì chủ yếu dùng tinh bột sắn để sản xuất đường glucose.
Truyền thông và Tây y nói ta không ăn đường, đồ ngọt. Vậy lấy đường đâu nuôi cơ thể?

Chung quy là gia vị nào cũng vậy, không phải chỉ riêng đường. Chúng ta cần phải tiết chế trong việc ăn uống, ăn mặn nhiều quá cũng như ăn ngọt nhiều quá cũng không được, còn riêng về đường tinh luyện là có hại. Còn kêu chúng ta kiêng đường, không ăn đường thì nó sẽ mất cân bằng trong việc nạp đường cho cơ thể.
 

ngũ hành ngũ vị


Thiếu đường, thiếu ngọt lấy đâu nuôi Tỳ Vị. Ngũ Hành, Ngũ Vị sẽ ra sao?

Trong Đông Y từ xa xưa đã nói vị ngọt tốt cho Tỳ Vị bên Tây Y gọi là lá lách và dạ dày. Giờ khoa học cho rằng những người bị loét dạ dày nên ăn ngọt. Trích một số báo khuyên bệnh nhân loét dạ dày nên ăn chất ngọt, chất béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Vậy khi giữa một mớ hỗn loạn thông tin, tây y kêu không ăn đường, kiêng đồ ngọt thì dạ dày lấy đường đâu nuôi cơ thể.

thật khó hiểu

Giờ quý vị google truyền thông khuyên không ăn đường, ai không ăn ngọt càng tốt.

Rồi google tiếp loét dạ dày truyền thông lại khuyên ăn chất ngọt chất béo.

Các vị có thể nghe bài giảng của thầy Đỗ Đức Ngọc nói về Đường tôi cho rằng không sai, khi thầy nói kiêng đường thiếu đường sẽ gây ra ung thư. Đường ở đây là đường thô chứ không phải đường tinh luyện. Trong quan niệm ngũ hành của Đông Y: Mặn, Ngọt, Đắng, Cay, Chua. Có phải thiếu đi 1 vị Ngũ hành có phải bị ảnh hưởng không. Cơ bản ăn uống là phải tiết chế chứ không phải dừng lại luôn không được ăn.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • maithaohuan

    Cám ơn bạn đã chia sẻ những thông tin bổ ích.
    Tiếc rằng người ta đang sợ đường hơn sợ cọp, bởi vì người ta đang sợ bệnh tiểu đường.
    Mà nếu có bệnh tiểu đường đi nữa thì cũng đâu có chết, nhưng thiếu đường nghiêm trọng thì sẽ bị chết trong 1 đêm ngủ không bao giờ còn tỉnh lại được nữa bởi vì tim suy không đập nữa do thiếu năng lượng nuôi nó chính là đường glucose.
    Thôi thì tùy duyên vậy.

     maithaohuan   09/08/2019 10:07

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây