Danh y Tuệ Tĩnh là Ông tổ cây thuốc nam, Ông nổi tiếng với câu nói “Nam Dược Trị Nam Nhân” để nói lên mối quan hệ nhân sinh quan giữa con người và môi trường xung quanh. Lấy cây thuốc Nam để trị cho người Nam đã nêu ra quan điểm rất rõ về cách trị bệnh của ông. Nhưng khi văn hóa Châu Âu du nhập vào những thứ cổ truyền của chúng ta dần bị quên lãng và thay vào những sự tiện lợi của những “viên đạn thần” của Tây Y trong chữa bệnh. Hở tí cảm mạo, phong hàn thì chúng ta ra tiệm thuốc Tây làm vài viên, lúc đầu bớt, lúc sau liều cứ tăng gấp đôi, uống hoài không thấy hết, chuyển sang bệnh mạn tính. Có người thì gặp ngay dược sĩ mới đau nhẹ đã cho liều gấp đôi, sau này qua tiệm khác uống không thấy bớt, cứ phải quay lại ông đó để ổng cho vài viên mới bớt. Từ bao giờ chúng ta trở thành lệ thuốc đến thế?
Khi nghiên cứu về Thực Dưỡng, Giáo sư người Nhật Ohsawa đã dùng phương pháp “Chữa bệnh không dùng thuốc”, Ông đã đi khắp thế giới để chữa bệnh, ông còn qua đến cả Châu Phi để hướng dẫn họ ăn uống đúng cách. Chỉ những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thay đổi cách ăn đó là trị bệnh. Tôi sẽ nói thêm vấn đề này thêm sau.
Giáo sư Georges Ohsawa giảng bài về Chữa bệnh không dùng thuốc, từ bao giờ nó đã thành vô lý hão huyền đến thế?
Tôi không ho thì thôi, chứ ho thì rất khó bớt, viêm họng hạt, quý vị mà google xem truyền thông hù viêm họng hạt nặng đến cỡ nào, phác đồ điều trị ra sao, cấp tính và mãn tính. Cũng chỉ vì sự tiện lợi của việc uống thuốc Tây tăng liều mà không ho thì thôi chứ ho là kéo cả tháng rất mệt mỏi. Khi tôi học Đông Y, tôi có quen một anh bạn, anh bạn theo một ông thầy theo một đạo ở miền Tây đi khắp nơi để chữa bệnh cứu người và trị không lấy tiền chỉ nhận đồ ăn, họ tu và trị bệnh, chuyên dùng cây thuốc trong vườn để trị bệnh.
Trong đó có cây hoa đu đủ đực trị ho, ho uống thuốc gì không bớt, chứ dùng hoa đu đủ đực với đường phèn chưng cách thủy lên cho nóng, húp một phát là bớt ngay cơn ho, trẻ em thì có thể dùng muỗng café đút. Có thể thêm tí mật ong để bài thuốc tốt hơn. Ra vườn bứt tầm 3 bông, vài viên đường phèn, thêm 1 muỗng café mật ong.
Theo anh bạn tôi nói thì đường phèn chỉ có tác dụng làm ngọt cho dễ uống thôi. Còn Hoa Đu Đực thì giờ khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn chống viêm và nhiều chất dinh dưỡng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Đơn giản vậy thôi, vậy mà chúng ta thấy cây đu đủ đực lên thì chặt bỏ hết, trong khi giờ này khi biết đến giá trị của nó thì kiếm không ra. Những cây thuốc xung quanh ta đều có thể trị bệnh cho ta, nhưng thời gian những kiến thức, giá trị đó đã bị lãng quên nhiều, đến khi ta nạp thuốc Tây nhiều có tác dụng phụ ta mới tuýt còi báo động nhìn nhận lại Đông Y. Một viên thuốc có khi nó tổng hợp từ 20 chất khác nhau, ta cứ vô tư uống vào trong khi chẳng hiểu nó có ảnh hưởng gì đến cơ thể ta không? Trời sinh voi, sinh cỏ. Sinh cây thuốc để trị bệnh, chẳng phải Nobel năm 2015 trao giải cho một loại cây thuốc cổ truyền để điều trị sốt rét sao.
Cách trồng cây đu đực ra sao?
Cái này cũng nan giải vì rất khó phân biệt khi còn nhỏ cây nào là đực cây nào là cái, có nhiều người đưa ra nhiều cách nhưng không hẳn đúng. Có một người chỉ tôi chỉ có cách cứ rải hết hạt ra vườn trong đó sẽ có cây đu đủ đực, cây ra hoa cũng nhanh, lúc còn nhỏ thì cũng mình đã biết, nó cũng không tốn diện tích lắm.
Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn