Công dụng và cách dùng Sơn Tra – Táo Mèo, Tiêu thực và An Thần

Chủ nhật - 31/10/2021 12:40
Sơn Tra là một dược liệu quý trong Đông Y được sử dụng trong cả Đông và Tây Y. Quả Sơn Tra Trung Quốc và Việt Nam là khác nhau, nhưng đều dùng chung với tên là Sơn Tra. Cả Việt Nam hay Trung Quốc, 2 loại này đều thuộc loại hoa hồng Rosaceae. Cây Sơn Tra Việt Nam có phần thân gỗ, còn Sơn Tra có thân bụi. Nên hiện nay gọi là Nam Sơn Tra hay Bắc Sơn Tra. Gọi Nam hay Bắc cũng là tên của cây Sơn Tra Trung Quốc, khác với loại Sơn Tra của Việt Nam.Hiện nay đông y và tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau. Tây y coi sơn tra (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn (tim và mạch máu) và giảm đau, an thần.Đông y coi sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa.Nhật Trường Kon Tum cung cấp loại quả Sơn Tra từ năm 2013, Sơn Tra là loài sống phổ biến quanh vườn quanh nhà người dân ở vùng núi Tu Mơ Rông Kon Tum. Trước đây người dân thái lát phơi khô ngâm rượu và xuất cho thương lái. 
Công dụng và cách dùng Sơn Tra – Táo Mèo, Tiêu thực và An Thần
Công dụng và cách dùng Sơn Tra – Táo Mèo, Tiêu thực và An Thần
Sơn Tra là một dược liệu quý trong Đông Y được sử dụng trong cả Đông và Tây Y. Quả Sơn Tra Trung Quốc và Việt Nam là khác nhau, nhưng đều dùng chung với tên là Sơn Tra. Cả Việt Nam hay Trung Quốc, 2 loại này đều thuộc loại hoa hồng Rosaceae. Cây Sơn Tra Việt Nam có phần thân gỗ, còn Sơn Tra có thân bụi. Nên hiện nay gọi là Nam Sơn Tra hay Bắc Sơn Tra. Gọi Nam hay Bắc cũng là tên của cây Sơn Tra Trung Quốc, khác với loại Sơn Tra của Việt Nam
Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida) là một cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5 - 10cm, rộng 4 - 7cm, có 3 - 5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2 - 6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1 - 1,5cm, khi chín có màu đỏ thắm.
Cây nam sơn tra hay dã sơn tra (Crataegus cuneata) cao 15m, có gai nhỏ 5 - 8mm. Lá dài 2 - 6cm, rộng 1 - 4,5cm, có 3 - 7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1 - 1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
Việt Nam hiện đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loài cây khác nhau. Mặc dù vậy Trung Quốc thu mua qua vẫn gọi tên là Sơn Tra. 
son tra tao meo 01 1
Nên khi Trung Quốc xuất ngược quả Sơn Tra quả có phần nhỏ hơn trái Sơn Tra của Việt Nam. Ngoài ra quả Sơn Tra của Trung Quốc xuất hiện với một món ăn là kẹo hồ lô, được bán ở các chợ truyền thống Trung Quốc phổ biến. Kẹo này là trái sơn tra chin lăn với đường, vị chua và lớp ngọt bên ngoài. 
Cây chua chát, còn gọi là sán sá (Tày) có tên khoa học Malus doumeri (Bois) Chev. hay Docynia doumeri (Bois) Schneid. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây này cao 10 - 15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6 - 15cm, rộng 3 - 6cm, mép khía răng cưa. Hoa họp thành tán từ 3 - 5 hoa, hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5 - 6cm, cao 4 - 5cm, vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1 - 2, mùa quả tháng 9 - 10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.). Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5 - 6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3 - 5 thùy, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6 - 10cm, rộng 2 - 4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa hợp từ 103 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30 - 50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3 - 4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua, hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9 - 10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai trên độ cao 1.000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Franch). Schneid mùa hoa tháng 3, quả tháng 6 - 7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.
son tra tao meo 02 1
Hiện nay đông y và tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau. Tây y coi sơn tra (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn (tim và mạch máu) và giảm đau, an thần.
Đông y coi sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa.
Nhật Trường Kon Tum cung cấp loại quả Sơn Tra từ năm 2013, Sơn Tra là loài sống phổ biến quanh vườn quanh nhà người dân ở vùng núi Tu Mơ Rông Kon Tum. Trước đây người dân thái lát phơi khô ngâm rượu và xuất cho thương lái. 
Sơn tra có vị chua, ngọt, tính ôn vào 3 kinh tỳ, vị và can
Về thành phần hóa học, thịt quả sơn tra tươi chứa 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường, có các acid hữu cơ như crategolic acid, malic acid, oxalic acid, succinic acid, acetic acid, citric acid, ursolic acid, linoleic acid, linolenic acid, palmitic acid, oleic acid, stearic acid, giàu vitamin C (0,03% - 0,1%, đứng hàng thứ tư trong các loại hoa quả giàu vitamin C), vitamin B2 (đứng hàng đầu trong các loại hoa quả, ngang với chuối tiêu), caroten (đứng thứ hai trong các loại hoa quả) và canxi (mỗi 100g sơn tra có chứa 85mg canxi thuộc loại cao nhất trong các loài hoa quả). Ngoài ra, sơn tra còn chứa chì, sắt, tanin, acetylcholine, phytosterrin.
Trong mười năm gần đây, từ kết quả của những nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học ngày càng nhận thấy sơn tra có tác dụng dược lý khá phong phú như:
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa: thúc đẩy bài tiết dịch vị và dịch mật, gia tăng hoạt tính của các men tiêu hóa như amylolytic enzyme, lipolytic enzyme…, điều tiết sự co bóp của cơ trơn dạ dày và ruột.
- Ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, coli, than, bạch hầu, thương hàn, mủ xanh và tụ cầu vàng; sơn tra sao đen có khả năng hấp thụ các chất hoại tử và độc tố của vi khuẩn, làm giảm kích ứng thành ruột và làm giảm nhu động ruột nhờ đó mà có tác dụng giảm đau, chỉ lỵ và cầm đi lỏng.
- Hạ mỡ máu, đặc biệt là cholesterol, ức chế sự lắng động của chất mỡ ở thành mạch, vì thế có tác dụng dự phòng tích cực quá trình tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch.
- Hạ huyết áp, làm giãn và gia tăng lưu lượng động mạch vành tim, giảm thấp lượng oxy tiêu thụ của cơ tim, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ tim mạch và phòng chống hữu hiệu các bệnh lý thuộc động mạch vành.
- Chống ngưng tập tiểu cầu.
- Tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
- Làm giãn phế quản, thúc đẩy hoạt động của hệ vi nhung mao ở thành phế quản nhờ đó mà có tác dụng hoá đờm bình suyễn.
- Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau và làm cho tử cung hồi phục nhanh sau khi sinh nở.
- Trấn tĩnh, an thần.
- Chống oxy hóa, bảo hộ tế bào gan.
- Phòng chống ung thư.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, sơn tra có vị chua, ngọt, tính ôn vào 3 kinh tỳ, vị và can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên, trong các tài liệu cổ, ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, hành ứ, hóa đờm, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau, đồng thời ghi chú: “ăn nhiều sơn tra hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư chớ ăn...”.
Liều dùng trong đông y: Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 20 đến 30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và giảm đau.
tao meo son tra nhat truong kon tum 01
Đơn thuốc có dùng sơn tra trong đông y:
1. Chữa ăn uống không tiêu: sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì 5g, hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa hóc xương cá: sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước, ngậm một lúc lâu rồi nuốt.
3. Chữa ghẻ lở, lở sơn: nấu nước sơn tra tắm rửa.
4. Trị tắt kinh do ứ huyết hoặc sau sinh bụng đau do ứ trệ dùng: sơn tra 30g sắc bỏ xác cho trộn 25g đường mía uống. Kinh nghiệm của Chu Đan Khê chỉ dùng độc vị sơn tra, trường hợp đau kinh, sau sinh đau bụng, nước ối ra không dứt có thể gia thêm đương quy, xuyên khung, ích mẫu thảo. Trường hợp sán khí (sa ruột) bụng đau căng tức, có thể cùng dùng với hồi hương, Quất hạch.
5. Trị kiết lỵ cấp, viêm đại tràng cấp: sơn tra 60g sao cháy nhẹ gia 30g rượu trắng trộn đều sao lại cho khô rượu, cho nước đun trong 15 phút (cho 200ml nước) bỏ xác cho đường đỏ 60g sắc sôi, uống lúc thuốc còn nóng ngày 1 thang. Hoặc bài thuốc: sơn tra sao cháy 120g, Hoa đậu ván trắng 30g, ngày 1 thang sắc uống trị lỵ cấp và viêm đại tràng.
Sơn tra 30g, sắc nước cho vào đường mía 30g, lá trà nhỏ vào nước thuốc sôi nóng khuấy đều 30 phút, uống trị lỵ mới bắt đầu.
6. Lipid máu cao: sơn tra, mạch nha cô chế thành dạng trà, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói 30g, mỗi liệu trình 2 tuần.
7. Trị cơn đau thắt tim, bệnh mạch vành: tác giả dùng chiết xuất lá sơn tra chế thành viên, mỗi viên 25mg, mỗi lần uống 4 viên, ngày 3 lần, một liệu trình 4 tuần.
8. Trị viêm thận bể thận: mỗi ngày dùng sơn tra sống 100g sắc với nước lạnh sôi trong 15 - 20 phút, sắc 3 lần, mỗi lần 500ml (lượng người lớn, trẻ em dùng 1/3 lượng người lớn), một liệu trình 14 ngày
9. Trị nấc cụt: uống nước sắc sơn tra sống, người lớn mỗi lần 15ml, ngày 3 lần.
10. Trị polip thanh đới: mỗi ngày dùng lượng tiêu sơn tra 24 - 30g sắc 2 lần được 1.500ml nước thuốc, để nguội từ từ uống hết.
Quả sơn tra không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào mà còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, cân bằng các vi khuẩn đường ruột và kiểm soát tốt mỡ máu.
son tra tao meo nhat truong kon tum 08
Bài thuốc có sơn tra
Tiêu thực, hóa tích
Bài 1: sơn tra, thanh bì, mộc hương, liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền bột, mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, chiêu với nước sôi. Dùng khi thức ăn tích trệ, không tiêu, bụng trướng đầy.
Bài 2: sơn tra sống 20g, mầm mạch sao 20g. Sắc uống. Trị tiêu hóa không tốt, nôn oẹ.
Trừ ứ thông kinh, dùng khi ứ trệ tắc kinh, sau khi đẻ ứ trệ đau bụng, ứ trệ trong ruột, lỵ ra máu: sơn tra 60g, đường trắng 20g, đường đỏ 20g, chè vụn 6g. Sơn tra sắc lấy nước, thêm đường và chè hãm trong nửa giờ, uống. Trị lỵ thời kỳ đầu.
Dược thiện có sơn tra
Cháo sơn tra thần khúc: sơn tra 30g, thần khúc 15g, gạo tẻ 100g, đường trắng 30g. Sắc sơn tra, thần khúc lấy nước bỏ bã; gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc vào đun sôi, thêm đường khuấy tan đều. Dùng tốt cho người ăn kém chậm tiêu.
Nước sắc sơn tra đường phèn: sơn tra sắc hãm lấy nước, cho thêm đường phèn khuấy đều, uống. Dùng tốt cho sản phụ sau đẻ tử cung co hồi chậm, đau bụng.
Rượu sơn tra long nhãn đại táo: sơn tra 100g, long nhãn 100g, đại táo 30g, đường hoa mai 30g, rượu 1 lít. Các vị thuốc ngâm rượu, sau 10 - 20 ngày là được, uống trước khi đi ngủ 30 - 50ml. Dùng tốt cho người bị viêm khớp, đau nhức khớp.
Chè sơn tra hạt dẻ: sơn tra 125g, hạt dẻ 30g, cho nước nấu chín nhừ, thêm ít đường khuấy tan. Ăn bữa sáng. Dùng tốt cho người bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C...
 Kiêng kỵ: ăn nhiều sơn tra làm hao khí hại răng. Người tỳ vị hư nhược không tích trệ; người đa toan dịch vị, người dễ có các biểu hiện kích ứng dạ dày ruột (như viêm loét dạ dày) không nên dùng.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền - Sưu Tầm và Tổng Hợp

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây