Cam Thảo vị ngọt mà nên tên

Thứ bảy - 22/07/2023 02:01
Xem video khai thác cam thảo ở vùng Aksu, A Khấc Tô Tân Cương Trung Quốc rất thú vị về một loại thảo mộc dường như thường dùng nhất. Vì có một đặc điểm đặc biệt. Loại này Đông Y cho rằng Bổ Tỳ Ích Khí, Thanh Nhiệt Giải Độc, Điều Hòa Các thuốc,  
Cam Thảo vị ngọt mà nên tên
Cam Thảo vị ngọt mà nên tên
Xem video khai thác cam thảo ở vùng Aksu, A Khấc Tô Tân Cương Trung Quốc rất thú vị về một loại thảo mộc dường như thường dùng nhất. Vì có một đặc điểm đặc biệt. Loại này Đông Y cho rằng Bổ Tỳ Ích Khí, Thanh Nhiệt Giải Độc, Điều Hòa Các thuốc,  
Cam Thảo là một loại thực vật thân bụi sống ở vùng đất cát. Loài này là bản địa Trung Quốc (Cam Túc, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Ninh Hạ, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây), Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, Pakistan và Tajikistan. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên.
Loài thực vật này trước đây mọc ở sa mạc khô cằn, rễ cắm sâu dưới đất, rễ loại này to và dài, loài này có họ đậu, vì có vị ngọt nên gọi là Cam Thảo (Cam – Ngọt) – (Thảo – Cỏ). Sau này được triển khai trồng phổ biến ở Trung Quốc. Loại này rễ khai thác cắt khúc đem trồng lại. Lưu ý khác hoàn toàn với Cam Thảo Nam ở Việt Nam.
camthao 03
Cam thảo nổi tiếng bởi tính chất dẫn thuốc, thuốc Đông Y dựa vào Cam thảo hay Sứ Dược đi vào 12 đường kinh. Cam thảo lại vừa có tính thăng, vừa có tính giáng, chạy khắp 12 kinh trên cơ thể, do đó có thể điều dẫn các vị thuốc về đúng kinh lạc, hỗ trợ các vị "đi đúng đường".
Kết hợp với một số vị thuốc như đảng sâm, bạch linh, bạch truật... cam thảo làm gia tăng công lực bổ trợ trung khí, giúp điều hòa tạng phủ tỳ vị về trạng thái cân bằng, hỗ trợ công năng tỳ vị được tối ưu.
Một công dụng rất hay của cam thảo đó là có thể bình hòa các vị thuốc trong một thang thuốc Đông y, vừa giúp phát huy tối đa tác dụng dược lý, lại giảm bớt tác dụng không tốt đối với cơ thể.
camthao 02
Mặc dù cam thảo có rất nhiều công dụng, có thể phối hợp với đại đa số vị thuốc trong đông y, được xem là tốt, nhưng có tác dụng phụ
Cam thảo tối kỵ dùng cho người phù nề, người có tăng huyết áp.
Không sử dụng cam thảo lâu ngày vì có thể gây tác dụng không mong muốn như: Phù, rối loạn điện giải, mất cân bằng hormon, rối loạn chu kì kinh nguyệt ở nữ,...
Việc sử dụng bất kỳ vị thuốc y học cổ truyền nào cũng nên cần sự thăm khám, chẩn bệnh của bác sĩ, được bác sĩ kê đơn và theo dõi trong quá trình dùng thuốc.
Nên việc sử dụng cam thảo ở liều lượng nhỏ, tránh uống thay trà hằng ngày

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây