Đông Y cho rằng, khí là dạng vật chất vận động và duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Khí còn được gọi là nguyên khí, chân khí, là tinh khí hóa sinh trong thận, lá khí cơ bản nhất trong cơ thể con người, động lực để duy trì sự sống, Khí vận hành được là nhờ phổi, tức phổi chủ về khí, quản sự hô hấp, vì vậy thuốc bổ khí thường đi vào phế kinh. Khí năm trong cơ quan nội tạng nào thì gọi là khí đó, ví dụ ở thận thì gọi là thận khí, ở tỳ vị thì gọi là trung khí, ở kinh lạc gọi là kinh khí.
Trong Y học cổ truyền, tỳ vị là bộ phận quan trọng trong cơ thể. Có hai thứ được coi là nguồn gốc và duy trì cho sinh mệnh của con người, trong đó 'Thận' được coi là nguồn gốc của tiên thiên, còn 'Tỳ' vị được coi là nguồn gốc của hậu thiên. Tức là nói tới con người sinh ra nhờ tinh cha, huyết mẹ mà thành, lại nhờ có ăn uống và hệ thống tiêu hóa, con người mới có thể sinh trưởng và phát triển. Do đó, mới có câu "Còn vị khí thì còn sống, mất vị khí thì chết".
Chương Hạnh Vân đã viết rất rõ trong cuốn "Điều tật ẩm thực biện" như sau: "Cho người bệnh ăn uống phải làm sao để có thể dưỡng được vị khí, lại làm cho dược lực được đi tới nơi cần tới". Tức là nói tới việc hướng dẫn cho người bệnh ăn uống sao cho có thể giúp nuôi dưỡng được chính khí cho người bệnh, lại có thể giúp hỗ trợ sự hấp thu, nâng cao tác dụng của thuốc.
Nếu khí hư nhược sẽ xuất hiện hiện tượng suy nhược cơ thể, thở gấp, mặt tái, chân tay yếu, chóng mặt, hoạt động nhẹ cũng ra mồ hôi, giọng nói nhỏ yếu ớt.
Các loại thảo dược bổ khí như Nhân Sâm, Đảng Sâm, Hoàng Kỳ, Bạch Truật, Hoàng Tinh,…
Trà Sâm Dây Nhật Trường Kon Tum sản xuất là bổ khí trong Đông Y