Thang Thuốc Amakông truyền kỳ và chuyện thật giả

Thang Thuốc Amakông truyền kỳ và chuyện thật giả

  •   22/11/2020 04:59:00 PM
  •   Đã xem: 2730
  •   Phản hồi: 0
Tìm hiểu về ông Vua Săn Voi thì cũng có rất nhiều kỳ tích với dòng dõi săn voi nổi tiếng ở Tây Nguyên. Nếu nói về vua Săn Voi đầu tiên phải nói về ông Khun Ju Nốp, ông là người có công xây dựng Buôn Đôn trù phú bên dòng Sê rê pok. Khi nói đến Voi Tây Nguyên, thì tại Yok Đôn là nơi có nhiều Voi Rừng lớn nhất nước, cũng như người bản địa tại đây có truyền thống thuần dưỡng voi và mua bán voi khắp Đông Nam Á từ xa xưa. Tức là người dân tại vùng này, đã có nghề nuôi voi từ xưa, nên đó là lý do việc du lịch với Voi Tây Nguyên thì rất nổi tiếng tại Buôn Đôn Đaklak ngày nay. Tại Kon Tum, quê hương của tôi thì người bản địa tại đây không có nuôi voi và dường như không có thuần hóa Voi, cũng như là số lượng Voi rừng rất hiếm và ít. 
Sâm Dây Kon Tum (Đẳng Sâm Codonopsis Javanica) dùng hằng ngày có được không? Bổ là Bổ cái gì?

Sâm Dây Kon Tum (Đẳng Sâm Codonopsis Javanica) dùng hằng ngày có được không? Bổ là Bổ cái gì?

  •   13/04/2020 09:00:00 AM
  •   Đã xem: 2978
  •   Phản hồi: 0
Hôm nay tôi chia sẻ bài viết này dựa theo kinh nghiệm của tôi cũng như đọc nhiều tài liệu ở nước ngoài về loài Codonopsis, ứng dụng cũng như sử dụng như thế nào. Nói về chi codonopsis có rất nhiều loài, hơn 53 loài Đẳng Sâm trên thế giới, riêng chỉ có một số chi dùng cho Y Học Cổ Truyền. Đẳng Sâm là rễ phơi khô của nhiều loài thuộc chi Codonopsis. Nhật Trường Kon Tum đang kinh doanh loại Đẳng Sâm Codonopsis Javanica, thuộc họ hoa chuông. Đây là một loài Sâm đặc trưng phổ biến tại vùng núi Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, có giá trị dược liệu, cũng như điều kiện thích hợp để phát triển. 
Nên chọn Sâm Khô hay Sâm Tươi ngâm rượu sẽ tốt hơn?

Nên chọn Sâm Khô hay Sâm Tươi ngâm rượu sẽ tốt hơn?

  •   11/04/2020 07:39:00 PM
  •   Đã xem: 8007
  •   Phản hồi: 0
Chủ đề này thường được nhiều quý khách quan tâm là nên chọn Sâm khô hay tươi để ngâm rượu, hoặc dùng cho những cách sử dụng khác như nấu ăn, uống trà. Hôm nay tôi sẽ phân tích việc nên dùng thế nào sao cho hợp lý, cũng như hiệu quả tốt nhất.Sâm ở đây có thể kể đến như Nhân Sâm và Đảng Sâm, cũng như rất nhiều loại Sâm khác nhau, gọi là Sâm vì thường tại mỗi nơi khác nhau, dùng thảo dược đó mang tính chất Bổ thì thường được gọi là Sâm. Quý khách có thể xem thêm video tôi giới thiệu 10 loại Sâm nổi tiếng của thế giới cũng như trong đó có những loại Sâm của Việt Nam. 
Sài đất hoa trắng - Tridax Procumbens loài thảo dược được đề cập trong Y Học Ayurvedic

Sài đất hoa trắng - Tridax Procumbens loài thảo dược được đề cập trong Y Học Ayurvedic

  •   19/03/2020 08:23:00 PM
  •   Đã xem: 3040
  •   Phản hồi: 0
Còn Sài Đất Hoa Trắng hiện trong các Y Điển Dược Vật Học của Việt Nam chưa thấy đề cập tới. Khi tôi đến một ngôi chùa chuyên bốc thuốc Nam từ thiện cho người dân thì có thấy họ có dùng loại này, loại này khi tìm hiểu cái tên mà dân gian gọi là Cây Cúc Đồng, Sài Đất Hoa Trắng, Hoa Xuyến Chi, vì đây chỉ là tên dân gian, không chắc có liên quan với cây Sài Đất tôi nêu ở trên. Khi tìm hiểu về tên khoa học Tridax Procumbens thì đây là tên chính xác của loài này. 
Cách ngâm rượu Thuốc và những kiêng kỵ khi sử dụng Thảo Dược ngâm rượu

Cách ngâm rượu Thuốc và những kiêng kỵ khi sử dụng Thảo Dược ngâm rượu

  •   08/03/2020 02:56:00 PM
  •   Đã xem: 4753
  •   Phản hồi: 0
Trong Đông y, rượu là một vị thuốc: có vị cay nóng, hơi đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh. Nếu so với nhiều thảo dược mang ý nghĩa “Sứ” dược thì rượu là một trong Sứ dược hiệu quả. Trong những sách cổ như Hoàng Đế Nội Kinh hay những thang thuốc Dưỡng Sinh thì rượu thuốc được đề cập khá nhiều và nhiều sách đã ghi khá chi tiết về cách chế rượu thuốc và uống rượu thuốc. Còn việc lạm dụng rượu thuốc thì dẫn đến tai hại, nhiều chứng nghiện rượu hay tổn hại đến cơ quan trong cơ thể. Trong “Thiên Kim Dực Phương” Tôn Tư Mạc có đoạn chép. Phàm khi uống rượu thuốc phải uống làm cho hơi rượu bốc lên, không được đứt quãng, nếu đứt quãng thì không đạt được hiệu lực của thuốc, không được say túy lúy mà uống mãi, đến nôi mửa như vậy sẽ tổn hại rất nhiều. 
Sâm Quy Đá là Sâm gì? Công dụng ra sao?

Sâm Quy Đá là Sâm gì? Công dụng ra sao?

  •   04/03/2020 08:40:00 PM
  •   Đã xem: 3149
  •   Phản hồi: 0
Nhiều quý khách hỏi Sâm Quy Đá này thực chất là cây gì, thấy dân đào ra đem chào bán rất nhiều. So với hình dáng của người dân đào lên bán thì có khác nhau, vậy thực cây Sâm này là Sâm gì? Khi người tiêu dùng rơi vào ma trận những thông tin thật giả, chưa kiểm chứng, Sâm Quy Đá từ chữa ung thư, đến mạnh chuyện nam giới, cho đến nhiều saponin. Thực tế loại Sâm này mà người dân đang chào bán đó là 2 loại. 
Người trẻ có nên dùng Sâm? Lợi ích và Tác hại của Sâm?

Người trẻ có nên dùng Sâm? Lợi ích và Tác hại của Sâm?

  •   26/02/2020 08:52:00 PM
  •   Đã xem: 3138
  •   Phản hồi: 0
Dùng Sâm thì Bổ, Bổ là 1 khái niệm của Đông Y, nói Bổ nhưng chưa chắc hiểu rõ về Bổ. Có Câu “hư thì bổ, thực thì tả” áp dụng xuyên suốt trong quá trình bốc thuốc và châm cứu. Sâm là một danh từ chung cho rất nhiều loài thảo dược khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam tại mỗi vùng đều có một cây Sâm, do người dân sử dụng để bồi bổ sức khỏe và đặt tên là Sâm. Có thể kể như Sâm Dây tại Kon Tum tên Đông Y là Đảng Sâm, Sâm Ngọc Linh, Sâm Bố Chính và vô vàn loại Sâm khác nhau mà tôi không thể liệt kê ra hết. 
Thuốc Nam và Thuốc Bắc có giống nhau không? Tại sao phân ra 2 loại?

Thuốc Nam và Thuốc Bắc có giống nhau không? Tại sao phân ra 2 loại?

  •   20/01/2020 01:16:00 PM
  •   Đã xem: 5948
  •   Phản hồi: 0
Thuốc Nam để chỉ những loại dược liệu, thảo dược xuất phát từ trong nước và là một ngành Y Học thuộc Đông Y xuất phát từ Việt Nam thay vì Trung Hoa. Thiền Sư – Danh Y Tuệ Tĩnh khai mở ra thời kỳ làm chủ bốc thuốc của người Việt với câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam Nhân” – Thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam. Lê Hữu Trác – Hải Thượng Lãn Ông là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông đã dành cả đời để viết nên Hải Thượng Lãn bao gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây