Nhiều quý khách hỏi Sâm Quy Đá này thực chất là cây gì, thấy dân đào ra đem chào bán rất nhiều. So với hình dáng của người dân đào lên bán thì có khác nhau, vậy thực cây Sâm này là Sâm gì? Khi người tiêu dùng rơi vào ma trận những thông tin thật giả, chưa kiểm chứng, Sâm Quy Đá từ chữa ung thư, đến mạnh chuyện nam giới, cho đến nhiều saponin. Thực tế loại Sâm này mà người dân đang chào bán đó là 2 loại.
Một là một loại Đương Quy nhập về từ những năm 1960, triển khai trồng tại vùng núi Sapa, Lào Cai, sau đó loài này thành mọc hoang ở các tỉnh miền núi. Trong Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam có ghi lúc xuất bản sách này năm 1960, Đương Quy hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc và Triều Tiên. Ta đã nhiều lần thí nghiệm trồng nhưng mới thành công trong phạm vi nhỏ ở Sapa tỉnh Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi.
Loại thứ hai là loại Cần Dại, loại này là một loài cây thuộc họ Hoa Tán. Còn tên Sâm Quy Đá là do người dân tự đặt, rồi nhiều bên bán còn bịa chuyện ra cây này nhiều Saponin, thực tế những loài Heracleum và Angelica không có Saponin. Theo từ điển của Võ Văn Chi, thì cần dại tên khoa học Heracleum moellendorffii Hace, Còn Đương Quy Angelica sinensis. Nên thực chất Cần Dại không phải là Đương Quy. Vì nó cùng họ Hoa Tán như Đương Quy nên hình thái thực vật khá giống với Đương Quy. Trong Những Cây Thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi có chia sẻ một số thông tin về Độc Hoạt, Độc Hoạt là một cái tên chung cho nhiều cây khác nhau.
Mẫu số 60-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:
Tên thường gọi: Cần dại
Tên khoa học: Heracleum bivittatum H. Boissieu
Lớp: Equisetopsida C. Agardh
Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
Bộ: Apiales Nakai
Họ: Apiaceae Lindl.
Chi: Heracleum L.
Độc Hoạt có nhiều cây như Xuyên Độc Hoạt, Hương Độc Hoạt, Ngưu vĩ Độc Hoạt, Cửu nhỡn độc hoạt, tôi từng có một lần giới thiệu loại Xuyên Quy và Quy gối cho quý khách.
Trong Sách của GS Đỗ Tất Lợi có đoạn, tôi xin trích lại như sau: Năm 1960, Độc Hoạt hiện chưa thấy ở Việt Nam, có nơi dùng rễ cây tiền hồ với tên Độc Hoạt (Cao Bằng). Tại Trung Quốc tùy theo từng vùng người ta khai thác những cây khác nhau với tên độc hoạt. Ví dụ Xuyên Độc Hoạt tại Tứ Xuyên là loại tốt nhất, Hương Độc Hoạt sản xuất ở Triết Giang, Ngưu Vĩ Độc Hoạt sản xuất ở Tứ Xuyên được xem là loại kém nhất, thường dùng chữa cho súc vật.
Thành phần hóa học của Độc Hoạt, Ostol, Bergapten, Angelol và Angelical. Nên nhiều bên bịa ra đây là loài Sâm tốt nhất thế giới, chứa nhiều Saponin là không chính xác.
Trước đây những vùng trồng Đương Quy như Kon Tum, Lâm Đồng, triển khai trồng 1 loại Đương Quy củ lớn, giống từ Trung Quốc, gọi là Quy Gối. Củ này tuy về hình dáng rất lớn, có củ khi khô dài 60cm. Nhưng Loài này được xem là kém phẩm chất, thế giới ít dùng, giá trị thấp dẫn đến đã bỏ đi từ rất lâu và trồng loại Xuyên Quy như hiện nay.
Đương Quy Gối loại Sâm này tuy hình dáng to, nhưng lại kém phẩm chất
Nên Cần Dại được xem là loại kém phẩm chất, chứ không như lời quảng cáo. Nên nhiều anh chị mua loại đó từ người dân, khi nhận hàng thấy rất kém, nhưng giá thành củ tươi thì cực kỳ cao và dùng thì không chính xác như những gì người bán quảng cáo. Còn Đương Quy công dụng ra sao thì quý khách tìm thông tin tại sản phẩm Đương Quy tôi cũng ghi khá rõ, theo đúng những công dụng trong Sách. Không thần thánh hóa Dược Liệu.
Nên trải qua thời gian, Việt Nam đã nhập giống Xuyên Quy, trồng để xuất khẩu, chất lượng, giá rẻ, nên tại sao không dùng Đương Quy mà cứ lùng tìm những cây lạ, để tiền mất tật mang, vì vậy tìm hiểu kỹ trước khi mua.