Câu chuyện về Sâm Đá Kon Tum, những kiêng kị khi dùng

Thứ năm - 01/06/2023 12:05
Sâm Đá Kbang và huyện Kon Rẫy Kon Tum từ lâu biết đến là một loại Sâm đặc biệt, loại này củ tròn thành chùm, tôi kinh doanh loại này cũng đã lâu, nay lên vùng thực tế xem thử loại Sâm này người dân đang khai thác ra sao. 
Câu chuyện về Sâm Đá Kon Tum, những kiêng kị khi dùng
Câu chuyện về Sâm Đá Kon Tum, những kiêng kị khi dùng
Sâm Đá Kbang và huyện Kon Rẫy Kon Tum từ lâu biết đến là một loại Sâm đặc biệt, loại này củ tròn thành chùm, tôi kinh doanh loại này cũng đã lâu, nay lên vùng thực tế xem thử loại Sâm này người dân đang khai thác ra sao. 
Đi đến Xã Đak Pne của huyện Kon Rẫy, đi đến đây đúng là đi đến bạt ngàn của rừng Tây Nguyên, dọc theo đầu thượng nguồn của Sông Đakbla huyền thoại chảy qua tỉnh Kon Tum. 
Trước đây có nhiều người cho rằng sông Đăk Bla (dài 139 km) bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) và kết thúc khi nhập vào dòng Sê San. Thế nhưng gần đây các nhà nghiên đã cứu xác định nơi khởi thủy của sông Đăk Bla không nằm ở H.Tu Mơ Rông.
Ông Phạm Bình Vương, Phòng Di sản - Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho hay khởi nguồn của sông Đăk Bla là dòng Đăk Snghé. Sông Đăk Snghé bắt nguồn từ xã Măng Bút (H.Kon Plông) và thuộc dãy núi đông Trường Sơn.
Từ chân núi Ngọc Mên chảy ra một dòng suối nhỏ. Dòng suối ấy nhập vào hai con suối nhỏ khác ở xã Măng Bút tạo nên dòng Đăk Snghé. Qua hết xã Măng Bút đến xã Đăk Tăng, dòng Đăk Snghé bị chặn lại, phình to ra và trở thành lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum. Phía sau lòng hồ, sông Đăk Snghé bất ngờ chuyển hướng sang tả ngạn rồi đổ dốc xuống địa phận H.Kon Rẫy. Tại đây dòng Đăk Snghé gặp dòng Đăk Kôi từ hướng tây nhập vào. Chảy tiếp chừng 5 km nữa lại gặp dòng Đăk Pne từ hướng đông bên tả ngạn hòa chung. Từ đây con sông có tên gọi mới là Đăk Bla.
sam da kbang kon tum 02
Đến đây mới hiểu tại sao chỗ vùng này có Sâm Đá, vì nơi đây giáp ranh với huyện Kbang tỉnh Gia Lai, chạy thêm 20km đường rừng nữa là tới Kbang. Sâm Đá tại huyện Kon Rẫy người dân đi khai thác từ tự nhiên mang về, gọi Sâm Đá vì người dân cho rằng loại này bổ, nhưng thực tế loại này là một loại nghệ rừng, lá như lá nghệ nhưng chưa được định danh khoa học, những ngày nắng củ vùi dưới đất, lá héo khô. Loại này người dân đi rừng khai thác từ tự nhiên, đến đây là rừng bạt ngàn tự nhiên, ở đây dường như có hai loại dược liệu mà người dân đang khai thác đó là Chuối Hột Rừng và Sâm Đá. Mỗi huyện có một đặc sản riêng, chuối rừng tại đây số lượng khá là ít, giá rất cao và trái không tốt như chúng tôi đang thu mua ở một huyện khác ở Kon Tum. 
sam da kbang kon tum 03
Khi tôi đến nơi người dân nói ngâm uống Sâm Đá Kbang nóng, tôi mới nghĩ vì loại này là nghệ nên công dụng có thể khá giống với củ nghệ Đen, Mặc dù có những củ tròn nhưng cũng có những nhánh rễ như củ nghệ nhưng rất nhỏ, nên mới có thể nói loại này là chi một loại nghệ rừng của Việt Nam, ăn có vị ngọt cay hậu đắng. 
Uống Sâm Đá hay nghệ rừng có thể nói tốt cho sức khỏe, vì nghệ trong Đông Y với tính ôn; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau. Trị các chứng kinh bế, bụng đau, trưng hà tích tụ, tiêu thực hóa tích, chấn thương bầm giập
Kiêng kỵ: Người thể hư không tích trệ và phụ nữ có thai không được dùng.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây