Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời

Chủ nhật - 23/02/2020 15:05
Ngoài Âm Dương thì Ngũ Hành cũng là một lý luận quan trọng của Đông Y, khi vận dụng nguyên lý của Ngũ Hành không chỉ để trị bệnh mà còn ứng dụng những vấn đề trong cuộc sống. Đạo gia có câu “Thiên Nhân Hợp Nhất” Ý chỉ thân thể người là một tiểu vũ trụ, điều này khó có thể lý giải, khó tin, nhưng đã từ xa xưa những nguyên lý của người xưa, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. “Ngũ tạng chi đạo giai xuất kinh toại”, nói cách khác, hệ thống ngũ tạng thân thể người, thông qua kinh mạch để liên kết ngũ tạng. Đến bây giờ đường Kinh lạc vẫn là một bí ẩn lớn, vẫn rất ít những công trình chứng minh sự tồn tại của đường kinh lạc, nhưng từ xa xưa và cho đến nay, những thầy thuốc Đông Y vẫn dựa vào kinh lạc để châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cho rằng mình làm chủ hành tinh, nhưng có vô vàn điều kỳ lạ xảy ra trong cuộc sống nhưng không thể giải quyết và lý giải được. 
Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời
Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời
Ngoài Âm Dương thì Ngũ Hành cũng là một lý luận quan trọng của Đông Y, khi vận dụng nguyên lý của Ngũ Hành không chỉ để trị bệnh mà còn ứng dụng những vấn đề trong cuộc sống. Đạo gia có câu “Thiên Nhân Hợp Nhất” Ý chỉ thân thể người là một tiểu vũ trụ, điều này khó có thể lý giải, khó tin, nhưng đã từ xa xưa những nguyên lý của người xưa, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. “Ngũ tạng chi đạo giai xuất kinh toại”, nói cách khác, hệ thống ngũ tạng thân thể người, thông qua kinh mạch để liên kết ngũ tạng. Đến bây giờ đường Kinh lạc vẫn là một bí ẩn lớn, vẫn rất ít những công trình chứng minh sự tồn tại của đường kinh lạc, nhưng từ xa xưa và cho đến nay, những thầy thuốc Đông Y vẫn dựa vào kinh lạc để châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cho rằng mình làm chủ hành tinh, nhưng có vô vàn điều kỳ lạ xảy ra trong cuộc sống nhưng không thể giải quyết và lý giải được. 
Có người bạn nhờ tôi qua khám cho người thân. Không chịu ăn uống, đêm không ngủ được, thấy bất an, người suy kiệt, trốn trong tối, sợ tiếng ồn, nhưng đi khám hơn 7 nơi thì tất cả chỉ số đều bình thường. Vậy người này thực tế có bệnh không? Phải có bệnh mới có những chứng như vậy, nếu nói những người chưa kinh qua thì có thể nói Đông Y lạc hậu, khoa học phát triển tốc độ kinh ngạc, y học càng ngày càng nhiều máy móc hiện đại, nhưng đã quên đi hơn mấy ngàn năm qua, thì những căn bệnh mới không ngừng xuất hiện, nhưng nhân loại vẫn vượt qua được. 
ngu hanh ngu vi 02
Khi con người rơi vào trạng thái mất cân bằng, cơ thể có bệnh, thì thầy thuốc Đông Y đưa về trạng thái cân bằng, từ đó mà bớt bệnh. Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Từ đó liên quan tới Ngũ Vị, Ngũ Tạng bên trong thân thể người. Chính vì vậy, ăn uống bổ sung đủ vị đi vào ngũ tạng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh tật. Không phải lý thuyết mang tính mơ hồ, huyền ảo mà thực tế những bác sỹ Y Học Hiện Đại vẫn khuyên bệnh nhân ăn uống theo những vị tùy vào những bệnh tật khác nhau. Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Đó là lý do khi bào chế Thuốc Đông Y, thầy thuốc sẽ bào chế cùng với một vị phụ dược để dẫn thuốc. Sao với giấm cho vị thuốc vào can; sao với muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế. Nên thấy Đông Y bào chế rất kỳ công và phức tạp, mà ta không hiểu cứ nghĩ chuyện đơn giản, mà bên trong đó ẩn chứa cả một bí quyết kỹ thuật mà phụ thuộc rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm của người xưa. 
Ngũ Hành Ngũ Vị tương sinh tương khắc, đến giờ chúng ta có thể giải thích được tại sao chỉ có 5 nhân tố tưởng chừng là nhân tố của Trái Đất mà lại trong việc trị bệnh cũng liên quan và đúng như thế? Liệu có thể ai lý giải sự trùng hợp này? 
  • Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
  • Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).
  • Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
  • Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
  • Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị - hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).
Đến giờ rất nhiều người bị bệnh dạ dày vẫn khuyến khích dùng vị ngọt để trị bệnh dạ dày, quý vị cũng có thể tự google, chứng tỏ những gì đúc kết từ ngàn xưa tới nay không hề bị thay đổi. 
ngu hanh ngu vi 03
“Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Trong những món ăn của Việt Nam, từ phở, bún,cháo…những món ăn ở khắp vùng miền, trong đó chứa đựng và bao hàm của giá trị ngũ hành và dinh dưỡng. Canh Chua, Cá Kho, Chè,…đó là những món ăn hằng ngày trong bữa ăn của gia đình Việt, chứa đừng hàm ý đủ vị và tinh hoa trong đó. Nên không phải tự nhiên Ẩm Thực Việt Nam được quốc tế biết đến và cũng là một nền Ẩm Thực tinh hoa của thế giới. Những món ăn của người Việt chứa đựng rất nhiều giá trị Ngũ Hành Ngũ Vị và ăn uống món gì theo đúng 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, thuận theo trời đất là bí quyết dưỡng sinh bật nhất của Phương Đông. Hư vô (Vũ Trụ) sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Từ đó Ngũ Hành liên quan mật thiết tới Âm Dương, để cân bằng mọi thứ từ cuộc sống đến thân thể. Mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. 
ngu hanh ngu vi 04
Triết lý Ngũ Hành từ đó đã suy ra nhiều “Ngũ” khác nhau để chi phối trong cuộc sống và đôi khi mình sống chậm lại một tý, ngồi ngẫm sao lại trùng hợp thế. Ngũ Quan Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác. Ngũ Thường Nhân, Lễ, Tín, Nghĩa, Trí. Ngũ Cốc. Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự...
Hiểu về Ngũ Hành để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, đôi khi nhìn về cuộc sống hằng ngày, thấy mọi thứ quá phức tạp, nhưng bình tâm ngẫm về nguyên tắc của người Xưa thấy cuộc sống này đơn giản vô cùng. 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: ngũ hành, ngũ vị

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây