Nói về Măng thì có rất nhiều loại Măng trên khắp đất nước, Măng là cây non mọc trên mặt đất của rất nhiều loại tre khác nhau bao gồm Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis. Tại nhiều nước châu Á Măng được sử dụng làm thực phẩm trong rất nhiều món ăn, tại Việt Nam sử dụng măng trong ẩm thực rất phổ biến.
Măng le được xem là ngon nhất trong các loại măng từ tre hay nứa. Măng le được nấu thành nhiều món, mỗi món lại cho một vị khác nhau. Bởi vì Cây Le cho từng đọt măng đặc ruột, có vị bùi, ngọt quan trọng là không hề đắng như các loại măng khác nên khi du khách đã từng thử qua Măng Le đều nhớ mãi hương vị ấy, cách chế biến Măng Le thì cũng như các loại Măng khác thôi, nấu vịt xáo, hay giò heo hầm măng le thường làm vào những ngày Tết, hay xào với Gan Heo cũng là một món ăn quen thuộc. Nói đến Măng Le những người con quê Kon Tum xa xứ đều nhớ đến và mong muốn về quê để thưởng thức loại Măng đặc biệt này.
Ở Kon Tum món ăn mà tôi nhớ có thể là một món ăn Đặc Sản quen thuộc trong nhiều ký ức của mỗi thế hệ, đó là món xôi Măng, sáng nào cũng thưởng thức món xôi Măng thay thế bánh mì trong ngày mở cửa còn khó khăn. Xôi Măng vị ngọt, béo kết hợp với Xôi thơm phức không chỉ những lớp học sinh cắp sách tới trường mà được mẹ dúi cho nắm xôi măng mà còn là người lớn thưởng thức với cà phê sáng giữa tiết trời Đông xe lạnh.
Măng le đặc sản chỉ có vào mùa mưa, món ngon ở Kon Tum với măng le vì thế cũng rất ngon vào mùa này. Lên Kon Tum mùa mưa du khách sẽ gặp rất nhiều chợ măng le tự phát. Người người, nhà nhà lên rừng lấy măng le về bán, và thế là chợ măng le nhiều hơn bao giờ hết, nói như người dân đây ví vui là chợ măng le mọc nhanh hơn măng le là thế!
Măng le vị ngọt của Tây nguyên, vị ngọt của Kon Tum. Nếu đến vùng đất trên vùng Tây nguyên hùng vỹ này, hãy thưởng thức món măng le bình dị, hãy mua măng le về làm quà cho người thân, bạn bè, hẳn đây sẽ là món quà đặc sản địa phương rất tuyệt vời cho chuyến đi của bất cứ ai.
Cứ đến vào cuối tháng 7 đến tháng 9, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, người bản địa ở vùng cao có một công việc là vào rừng để lấy măng le về chế biến món ăn quen thuộc hay đơn giản hình thành nên một nghề làm măng le khô đã từ lâu ở Kon Tum. Nói đến Măng Khô không chỉ ở hương vị thơm ngon mà còn là mùi thơm sực nức, quyến rũ, hơn hẳn nhiều loại măng khác, mang đến vẻ thanh thoát, đượm đà từ cái chất ngon từ núi rừng. Thoạt nhìn Măng Le khô trông giống như một chiếc lá khô, bởi nét mỏng manh đặc trưng, vì măng le lúc tươi rất nhiều nước, nên việc sản xuất măng le khô tỷ lệ sẽ hao hơn hẳn các loại măng khác, bởi vậy mà thứa măng le khô rất mỏng, khi chế biến ăn giòn tan trong miệng, chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Công việc bẻ măng le, hái Măng Le không phải là đơn giản, ở những cánh rừng già tại đại ngàn Kon Tum Bắc Tây Nguyên, công việc này dường như là một công việc vất vả, nguy hiểm luôn rình rập, có những video tôi vào rừng đào Sâm, vắt vào những mùa mưa là chuyện bình thường, trong đó phải kể đến những loài nguy hiểm.
Nếu nói về Măng Khô, trước đây Nhật Trường Kon Tum cũng có kinh doanh rất nhiều loại Măng khác nhau, nhưng sau này chúng tôi chỉ tập trung kinh doanh Măng Le bởi chất lượng đặc trưng, có khách hỏi Măng nào cũng như Măng nào thôi chứ, đó là do khách chưa tìm hiểu, cũng như chỉ ăn một số loại Măng quen thuộc, ngay cả Măng thường ở mỗi tỉnh thành từ cây Tre đã có khác nhau. Măng như chia sẻ ở trên có tên khoa học là Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis, trong đo nhiều chi Măng như Măng Le, Măng Xơm Luh, Măng Nứa, Măng Vầu, tre, lồ ô, trúc, tầm vông. Người vùng cao thường dùng Măng Le như lộc trời ban để chế biến những món ngon nấu với thịt rừng, nấu với cá suốt hay làm măng le muối chua. Còn đối với người Kinh ở những dịp Lễ Tết, nồi giò hầm Măng Le cuốn bánh tráng Bình Định chấm với nước tương, nước mắm thì còn gì bằng.
Những người con xa xứ, không phải vì yêu quê hương mà khen quá lời món đặc sản Măng Le của quê mình, mà cái ngon đó xuất phát từ chất lượng, từ thổ nhưỡng địa lý, hình thành nên tinh túy trong từng thứa Măng Le. Nên không lạ, khi nhiều người con xa xứ khi nhắc đến Măng Le Kon Tum, chỉ nói đã ăn nhiều loại Măng Le khắp nơi, nhưng không đâu như Măng Le Kon Tum.
Cái ngon của Măng Le đã có từ xa xưa, từ thuở cha ông chúng tôi lên Kon Tum khai khẩn lập nghiệp, có câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn, Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên”. Lúc ấy những thương lái ngược đèo Kon Tum mang những cá chuồn lên vùng đất này để đổi lấy măng le mang về, từ đó mà có câu như vậy. Cá chuồn thịt trắng, thơm và ngọt, nấu với măng le, nêm cho đậm đà một chút, có cà chua, ớt đỏ phi lên cho nước dùng óng ánh tươi, trên rắc tiêu, hành cho thơm thì đúng là hết chỗ chê, bao nhiêu cái ngọt, cái béo của cá thấm vào măng, ăn cứ ngọt lừ.
Khi chọn Măng, chúng ta cũng đừng nên chọn Măng trắng cũng như chọn Măng quá vàng, màu sắc óng ánh thì đương nhiên sẽ hút người mua. Nhưng đối với người sành ăn thì Măng Le ngả màu đen vẫn là lựa chọn an toàn, vì sản xuất hoàn toàn tự nhiên, không có phẩm màu, vì Măng Le thứa mỏng, không tẩm màu thì rất nhanh ngả đen, nhưng khi chế biến Măng, có thể xào, luộc, hầm đều cho màu vàng đặc trưng. Tùy theo kinh nghiệm của người kinh doanh Măng Le, tại Nhật Trường Kon Tum sẽ chọn loại Măng Le chất lượng nhất cho quý khách.
Măng le vì vậy đã đi khắp nơi, đến quý khách hàng toàn quốc, cũng như Việt kiều xa xứ, nhớ về món ngon quê nhà.