Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Việt Nam.
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam
Phía nam giáp tỉnh Gia Lai
Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi Phía tây giáp Lào và Campuchia
Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong số 63 tỉnh thành Việt Nam.
Về nguồn gốc tên gọi "Kon Tum", theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, chỉ tên gọi một ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng sông Đăk Bla mà hiện nay là làng Kon Kơ Nâm ở thành phố Kon Tum.
Để đi hết Kon Tum thì trong ít ngày ta không thể đi hết được, mỗi huyện đều có một khu du lịch cảnh quang riêng, nên ta chỉ nên tìm hiểu những cảnh quan nào gần, cho những du khách lần đầu tiên tới Kon Tum. Ở Kon Tum thì có rất nhiều nơi để đi, như Măng Đen, Hồ Yaly, Suối nước nóng Đak Tô, cửa khẩu bờ Y nơi giáp Lào và Cam, vùng trồng Sâm Tu Mơ Rông….mỗi nơi là một huyện khác nhau, nên để đi hết nhiều nơi là không thể và đi cưỡi ngựa xem hoa thì rất mệt.
Nên tôi chỉ gợi ý một số điểm mình đi, khi đến TP Kon Tum du lịch công tác, có thể di chuyển từ Đà Nẵng thì ở TP Kon Tum có rất nhiều nhà hàng, món ăn ẩm thực đa dạng, vì nơi đây là dân cư tứ xứ về từ xưa, nên ẩm thực Bắc Trung Nam đều có, chúng ta có thể uống café ở Tp Kon Tum. Nơi đây có rất nhiều quán café đẹp nổi tiếng lên báo quốc tế.
Có nhiều điểm ở TP Kon Tum chúng ta nên ghé, như nhà thờ gỗ Kon Tum, làm hoàn toàn bằng gỗ có tuổi đời 100 năm, đẹp và đặc sắc. Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ Kon Tum) là một nhà thờ Công giáo nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần và tường được xây bằng đất trộn rơm) thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. Sau đó có thể ghé qua Tòa Giám Mục Kon Tum
Toà giám mục Kon Tum tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935. Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Tại đây có hàng cây sứ hai bên rất đẹp và chụp hình rất đẹp
Chùa Bác Ái Kon Tum - ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất ở Tây Nguyên và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Chùa Tổ Đình Bác Ái là một trong 3 ngôi đình (Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ đình bác Ái) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
Tiếp đến ghé Cầu treo Kon K'lor thuộc địa phận làng Kon K'lor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla. Sát đó là nhà rông to nhất Tây Nguyên.
Tối đến quý khách có thể đi dạo tp Kon Tum, nơi có phố đi bộ Đakla, đẹp và lãng mạn, vừa uống café hay ăn uống ngắm nhìn sông Đakbla về đêm
Điểm du lịch tiếp theo tôi gợi ý đó là Măng Đen.
Măng Đen theo tiếng người bản địa có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng. Do nằm ở độ cao 1200 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh, thị trấn có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm. Bên cạnh thảm rừng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nông nghiệp cây xứ lạnh, cây dược liệu do độ ẩm cao, thổ nhưỡng phù hợp, địa hình đa phần gò đồi thấp, cùng hệ thống sông, suối và nhiều hồ, thác nước. Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đến Măng Đen khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này. Vì khí hậu và cảnh quan đặc biệt, có nhiều nét tương đồng với Đà Lạt nên nơi đây được ví như là Đà Lạt thứ 2 của vùng Bắc Tây Nguyên, và hiện được quy hoạch để trở thành Khu du lịch sinh thái quốc gia, với nhiều nhà hàng, khách sạn, homestay, quán café.
Và tới Kon Tum thì không thể dùng những ly rượu Sâm Dây – Hồng Đẳng Sâm hay rượu Chuối Hột Rừng vào những tiết trời lạnh với đặc sản ẩm thực đa sắc màu tại phố núi Kon Tum. Đến Kon Tum thì nhất định phải thử hai danh tửu này.