Lịch sử bệnh Tiêu Khát (Tiểu Đường)

Thứ sáu - 28/07/2023 05:36
Bệnh Tiêu Khát có nguồn gốc từ xưa. Chúng ta hay quan niệm ngày xưa không có bệnh tiểu đường là không phải thực vậy. Mà những triệu chứng đã có rồi bỏ qua. Và bệnh tiểu đường đã được đề cập từ mấy ngàn năm trước. Trong Bộ Sách Y Học Đầu tiên Hoàng Đế Nội Kinh đã nhắc đến tên bệnh “Tiêu Khát”. Trong thiên viết về chứng bệnh tiêu khát của bộ sách Kim Quý nổi tiếng, danh y Trương Trọng Cảnh thời Hán có ghi chép về chứng bệnh “tam đa” (tức đa niệu, đa ẩm, đa thực), Những năm đầu thời Đường, Danh Y nổi tiếng Chân Lập Ngôn đưa ra lý luận, người mắc chứng bệnh tiêu khát thì nước tiểu có vị ngọt, 2 mùa thu, hạ sẽ có ruồi đậu. Danh Y Vương Đạo Thời Đường đã tự mình nếm nước tiểu của cha ông khi mắc bệnh này và chứng thực quan điểm trên. Ông còn đưa ra các phương pháp để trị bệnh tiêu khát, được bổ sung bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống làm cho bệnh tình của cha ông được kiểm soát, đồng thời còn biên soạn bộ sách nổi tiếng có tên là ngoại đài bí yếu. Từ đó việc chữa bệnh tiêu khát đã khiến ông được thế giới biết đến sớm nhất và vượt phương Tây hơn 200 năm. 
Lịch sử bệnh Tiêu Khát (Tiểu Đường)
Lịch sử bệnh Tiêu Khát (Tiểu Đường)
Bệnh Tiêu Khát có nguồn gốc từ xưa. Chúng ta hay quan niệm ngày xưa không có bệnh tiểu đường là không phải thực vậy. Mà những triệu chứng đã có rồi bỏ qua. Và bệnh tiểu đường đã được đề cập từ mấy ngàn năm trước. Trong Bộ Sách Y Học Đầu tiên Hoàng Đế Nội Kinh đã nhắc đến tên bệnh “Tiêu Khát”. Trong thiên viết về chứng bệnh tiêu khát của bộ sách Kim Quý nổi tiếng, danh y Trương Trọng Cảnh thời Hán có ghi chép về chứng bệnh “tam đa” (tức đa niệu, đa ẩm, đa thực), Những năm đầu thời Đường, Danh Y nổi tiếng Chân Lập Ngôn đưa ra lý luận, người mắc chứng bệnh tiêu khát thì nước tiểu có vị ngọt, 2 mùa thu, hạ sẽ có ruồi đậu. Danh Y Vương Đạo Thời Đường đã tự mình nếm nước tiểu của cha ông khi mắc bệnh này và chứng thực quan điểm trên. Ông còn đưa ra các phương pháp để trị bệnh tiêu khát, được bổ sung bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống làm cho bệnh tình của cha ông được kiểm soát, đồng thời còn biên soạn bộ sách nổi tiếng có tên là ngoại đài bí yếu. Từ đó việc chữa bệnh tiêu khát đã khiến ông được thế giới biết đến sớm nhất và vượt phương Tây hơn 200 năm. 
Theo Đại Y thiền sư Tuệ Tĩnh: Tiêu khát là chứng trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều, nguyên nhân do dâm dục quá độ, trà rượu không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng, hoặc uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thận, khí nóng trong tâm cháy rực, tam tiêu bị nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát. Theo “Hải thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện”: Bệnh tiêu khát phần nhiều là do hỏa tiêu hao chân âm, ngũ dịch bị khô kiệt mà sinh ra.
Từ những ghi chép của y văn cổ qua các thời đại thấy có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh tiêu khát. Thứ nhất là do tiên thiên bất túc, tức nguyên khí bị hư. Thứ 2 là do hậu thiên: Do ăn uống thất điều, quá no hay quá đói, ăn nhiều chất béo, ngọt, tinh thần không ổn định, tình chí thất điều làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Các nhân tố gây bệnh thường phối hợp với nhau gây ra những hội chứng bệnh trong bệnh tiêu khát.
Tiên thiên bất túc: Do bẩm tố tiên thiên bất túc, ngũ tạng hư yếu, tinh khí của các tạng đưa đến thận để tàng chứa giảm sút dẫn đến tinh khuy dịch kiệt mà gây ra chứng tiêu khát.
Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều đồ béo ngọt, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay nóng lâu ngày làm nung nấu, tích nhiệt ở tỳ vị, nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt tân dịch mà gây ra chứng tiêu khát.
Tình chí thất điều: Do suy nghĩ, căng thẳng thái quá, do uất ức lâu ngày, lao tâm lao lực quá độ mà ngũ chí cực uất hóa hỏa. Hỏa thiêu đốt phế, vị, thận làm cho phế táo, vị nhiệt, thận âm hư. Thận âm hư dẫn đến tân dịch giảm, phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa được nước, tinh hoa của thủy cốc đi nuôi cơ thể mà dồn xuống bàng quang nên người bệnh khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu có vị ngọt.
Phòng lao quá độ: Do đam mê tửu sắc, phòng lao quá độ làm thận tinh hao tổn, hư hỏa nội sinh làm tân dịch càng khuy kiệt. Cuối cùng thận hư, phế táo, vị nhiệt dẫn đến tiêu khát.
Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch: Ngày xưa nhiều người thích dùng phương thuốc “Tráng dương chí thạch”, là loại thuốc táo nhiệt, làm tổn hại chân âm và sinh ra tiêu khát. Các thuốc tráng dương khác cũng thường có tính ôn táo, dùng lâu ngày cũng sinh táo nhiệt, hao tổn tân dịch mà gây bệnh.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây