Phân biệt Tam Thất Nam và Tam Thất Bắc, công dụng của Tam Thất

Thứ bảy - 28/05/2022 13:19
Đi dọc một hàng thông lớn tuổi, tôi nhìn dưới mặt đất là một loại hoa màu tím rất đẹp. Tôi nhận ra đây là cây Tam Thất Nam, nhiều khách hàng muốn mua giống trồng loại này, cũng như đây có phải tam thất không, tác dụng là gì? Tên khoa học là gì? Việt nam có tam thất không?
Phân biệt Tam Thất Nam và Tam Thất Bắc, công dụng của Tam Thất Nam và Bắc
Phân biệt Tam Thất Nam và Tam Thất Bắc, công dụng của Tam Thất Nam và Bắc
Tam Thất Nam
Đi dọc một hàng thông lớn tuổi, tôi nhìn dưới mặt đất là một loại hoa màu tím rất đẹp. Tôi nhận ra đây là cây Tam Thất Nam, nhiều khách hàng muốn mua giống trồng loại này, cũng như đây có phải tam thất không, tác dụng là gì? Tên khoa học là gì? Việt nam có tam thất không?
Đầu tiên đặt tên là Tam Thất Nam là một loại tên dân gian, chứ không phải chi Tam Thất trong Đông Y, chi Tam Thất là chi Panax, chi của Nhân Sâm. Cũng như Cam Thảo Nam cũng khác Cam Thảo Bắc cũng như công dụng và tên khoa học, chi, họ. Gọi là Tam Thất Nam có thể khi đào củ lên thấy gần giống củ Tam Thất Bắc. 
Tam Thất Nam còn có tên gọi khác là Tam Thất Gừng, Cẩm địa la, thiền liền tròn, ngải máu, tam thất gừng, khương tam thất hoặc ngải năm ông
tam that nam va bac 01
Tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Tam thất nam phân bố nhiều ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Ở nước ta, dược liệu này được trồng nhiều ở các khu vực như Lào Cai, Tây Nguyên và Hòa Bình.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng chữa bệnh: Củ tam thất nam
Thu hái: Quanh năm
Chế biến và bảo quản:
Cẩm địa la sau khi hái xong sẽ được xử lý và phơi khô. Sau đó, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và mối mọt.
Thành phần hóa học
Tam thất nam chứa các thành phần như Saponin triterpen, Cystein, Acid oleanolic, Prolin, Lysin và Histidin.
Theo Đông y cây dược liệu có vị cay nóng, hơi đắng, tính ấm có tác dụng chủ trị là cầm máu và loại bỏ độc tố cơ thể. Nhiều bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị chảy máu cam, băng huyết, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Ngoài ra dược liệu còn được sử dụng để chữa rắn độc cắn, đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
Tác dụng của Tam thất nam theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã tìm thấy rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong tam thất nam như Saponin triterpen, Cystein, Acid oleanolic, Prolin, một lượng nhỏ Lysin và Histidin.
Theo một số nghiên cứu, tam thất nam chứa nhiều chất có đặc tính sinh học cao, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp. Bên cạnh đó, dược liệu còn có công dụng cầm máu, giúp điều hòa băng huyết và chữa tiêu sưng.
tam that nam va bac 03
Tam Thất Bắc
Tam Thất trong Đông Y hay còn gọi là Tam Thất Bắc là một dược liệu đã có từ mấy ngàn năm sử dụng trong Thần Nông Bản Thảo kinh. Tam Thất hoang Việt Nam có nhưng giá thành rất đắt, đa phần nhập về của Trung Quốc, Trung Quốc trồng loại này rất nhiều. 
Tam thất Bắc tên là Radix Notoginsing. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng (Burk). Thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Thành phần hóa học tam thất có các axít amin và các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin: arasaponin A, arasaponin B...
tam that nam va bac 04
Đông y cho rằng, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hóa ứ, tư bổ, cầm máu (trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết (dùng chín), dùng chữa tất cả các chứng xuất huyết, ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, các loại mụn nhọt sưng đau, khí huyết lưỡng hư, tức ngực…
Chú ý: phụ nữ có thai cần cẩn thận khi dùng; người huyết nhiệt không dùng.
tam that nam va bac 05
Y học hiện đại, tam thất có các tác dụng như bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng được dùng chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm). Kích thích miễn dịch. Tác dụng với thần kinh nhờ dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại như kéo dài tác dụng của thuốc an thần.
Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt. Theo tài liệu nước ngoài, tam thấtcó tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau…; được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền - Sưu Tầm

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây