Tứ Quân Tử Thang - Kiện Tỳ Ích Khí Thang

Thứ tư - 07/08/2019 13:54
Ngoài ra trong những bài thuốc cổ phương, có những loại dược ở Việt Nam có, có những loại ta phải nhập từ Trung Quốc, hiện nay tình trạng dược liệu kém chất lượng gây khó khăn không ít, khi bốc thuốc theo bài thuốc cổ phương. Nên bởi vì vậy từ đó nhận biết theo tính chất của dược liệu, mà không ít thầy thuốc Đông Y, lương Y đã cải tiến dùng chính cây thuốc Việt để sử dụng, hiệu quả tương đương. Vì thế mới nói có câu Nam Dược trị Nam Nhân của Danh Y Tuệ Tĩnh, cũng như sau này Danh Y Hải Thượng Lãn Ông, ông đã kế thừa và phát triển, đã dùng chính cây thuốc Nam để bốc thuốc, không phải phụ thuộc cây thuốc từ phương Bắc. 
Người Việt dùng Sâm Việt - Tứ Quân Tử Thang - Kiện Tỳ Ích Khí Thang
Người Việt dùng Sâm Việt - Tứ Quân Tử Thang - Kiện Tỳ Ích Khí Thang
Cấu trúc bài thuốc:
- Nhân Sâm hoặc Đẳng Sâm 12g
- Phục Linh 12g
- Bạch truật 12g
- Cam Thảo (Chích) 8g - cam thảo sao chín hoặc nướng chín
Cách dùng: Tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g hoặc sắc uống
Tác dụng: Kiện tỳ ích khí hòa trung
Chỉ định: 
Tỳ vị khí hư: Người gày, ăn ít, chân tay mỏi yếu có thể ỉa phân nát – sống, mạch nhược
Quý vị có thể xem lại cách tôi nói về tác dụng của Sâm cũng như cách đánh bệnh theo nguyên tắc Quân Thần Tá Sứ. 
Cũng như tôi giải thích khá cơ bản về Khí trong Đông Y.
Ngoài ra trong những bài thuốc cổ phương, có những loại dược ở Việt Nam có, có những loại ta phải nhập từ Trung Quốc, hiện nay tình trạng dược liệu kém chất lượng gây khó khăn không ít, khi bốc thuốc theo bài thuốc cổ phương. Nên bởi vì vậy từ đó nhận biết theo tính chất của dược liệu, mà không ít thầy thuốc Đông Y, lương Y đã cải tiến dùng chính cây thuốc Việt để sử dụng, hiệu quả tương đương. Vì thế mới nói có câu Nam Dược trị Nam Nhân của Danh Y Tuệ Tĩnh, cũng như sau này Danh Y Hải Thượng Lãn Ông, ông đã kế thừa và phát triển, đã dùng chính cây thuốc Nam để bốc thuốc, không phải phụ thuộc cây thuốc từ phương Bắc. 

tuệ tĩnh thiền sư

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam! ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông,
Phân tích bài thuốc: Bài này trên lâm sàng rất hay dùng nhất là cho nam giới, đồng thời cũng là bài thuốc chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ ích khí. Trong Đó Nhân Sâm – Đẳng Sâm (Sâm Dây) bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí) bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân.
Bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần
Phục Linh cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp Bạch Truật tăng tác dụng kiện tỳ hóa thấp là
Cam Thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào tỳ và làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp Sâm ích khí và hòa trung là Sứ.
Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử. 
- Bài này vừa bổ khí hòa trung, vừa kiện tỳ trừ thấp. Tùy theo mối quan hệ nhân quả của 2 tác dụng của bài này mà dùng. Nhưng tỳ vị chủ hậu thiên là nguồn sinh hóa ra khí huyết cho nên nếu khí hư vẫn phải kiện tỳ còn bổ khí hòa trung là hỗ trợ. Hai vấn đề này rất quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, không thể bỏ. 
- Phụ phương: Từ bài thuốc này có thể gia giảm thành nhiều bài thuốc khác:
+ Dị công tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Bài Tứ quân gia them Trần bì 8g vì Trần bì để hành khí tỳ vị phối hợp Sâm, Truật để tăng tác dụng kiện tỳ ích khí hòa vị, cho nên hay dùng cho bệnh tỳ vị hư nhược như đầy bụng, kém ăn khó tiêu, mệt mỏi, phân nát và nôn. Có tác dụng tốt đối với trẻ em tiêu hóa không tốt, ăn kém, lười ăn
+ Lục quân tử thang (Phụ nhân lương phương) còn gọi là Kiện tỳ hóa thấp thang, thành phần gồm tứ quân them Trần bì 6g, Bán hạ 12g, để táo thấp hóa đàm cho nên bài thuốc đại diện cho bài thuốc kiện tỳ hóa thấp có chứng bệnh chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, ho và khạc đờm nhiều, cụ thể bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tỳ vị hư hàn, viêm phế quản mạn, ho khạc nhiều đờm, viêm đại tràng mạn.
+ Hương sa lục quân (Y phương tập giải) còn gọi Kiện tỳ hòa vị thang, thành phần là bài Lục quân tử gia them Mộc Hương (Hoặc hương phụ nếu là nữ) 6g. Sa nhân 6g, hai vị này đều là phương hương tỉnh tỳ hòa vị trường và lý khí, như vậy bài thuốc này trọng tâm là hòa vị trường để điều trị tỳ vị hư nhược, bụng đau nhiều, ngực bụng đầy tức, nôn, cụ thể là hay dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, ỉa chảy mạn tính.
+ Quy thược lục quân tử thang (Nghiệm phương) còn gọi là Kiện tỳ nhu can thang, tức là trở thành bài thuốc Kiện tỳ hóa thấp gia Đương Quy 10g, Bạch thược 12 để bổ can huyết. Dùng cho trường hợp can huyết hư, tỳ khí hư dẫn đến can tỳ đồng bệnh, toàn thân suy nhược ăn ít không ngon, ngực bụng đầy chướng, bốc hỏa thường dùng viêm gan mạn tính, kinh nguyệt không đều, sơ gan giai đoạn đầu.
+ Thất vị Bạch truật tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Thành phần gồm tứ quân gia them Cát căn, Mộc Hương và Hoắc hương mỗi thứ 6g, Cát căn để thăng đề chỉ tả nhiệt, Hoắc hương để phương hương hóa thấp, Mộc hương để hành khí. Vì vậy bài này dùng cho trường hợp tỳ hư tiết tả (Ỉa chảy do tỳ hư)
Lưu ý: Bài viết này chỉ tham khảo, cần phải có Bác sĩ, thầy thuốc Đông Y chẩn bệnh và chữa bệnh

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền Sưu tầm & Tổng Hợp

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây