Xin chào quý khách hôm nay tôi sẽ giới thiệu về Hoa Hòe. Có tên khoa học là Sophora japonica, Hoa hòe được sử dụng
Hoa hòe là một vị thuốc có chứa 6 – 30% rutin, có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, làm bền thành mạch, phòng ngừa tai biến mạch máu não
Hoa hòe mọc hoang khắp nước, trước đây được dùng làm uống nước mát, Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng. Kinh nghiệm thu hái hoa hòe lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất. Hiện nay bà con ở vùng Tây Nguyên đã trồng loại này để lấy nụ hoa để làm thảo dược.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta cho rằng do thiếu vitamin C, sau đó mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.
Theo các nhà khoa học, vitamin P còn làm giảm sự phá hủy của adrenalin trong cơ thể. Trong khi đó, adrenalin có tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch.
Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng, tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa).
Hoa hòe có những tác dụng sau:
Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng Tác dụng chống viêm Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin), Hạ cholesterol máu;
Thông thường dùng từ 5 - 20g Hoa hòe/ ngày.
Hòe hoa có tính hơi hàn, do đó người Tỳ vị hư yếu (hay bị đau bụng, khó tiêu, chậm tiêu) thận trọng khi sử dụng. Nên phối hợp với các loại dược liệu có tính ấm để cân bằng.
Bệnh nhân bị thiếu máu, hay choáng, đau đầu chóng mặt không nên sử dụng.
Chưa chứng minh được hiệu quả an toàn cho thai nhi, do đó phụ nữ có thai không nên sử dụng trà Hòe hoa hay các dược phẩm có chứa Hòe hoa.
Hòe hoa không có độc tính, tuy nhiên nếu làm dụng với hàm lượng quá cao sẽ gây một số biến chứng bệnh trầm trọng hơn.
Khi phối hợp điều trị với bất cứ loại thuốc Tây y nào đều cần có sự tư vấn của bác sĩ để đề phòng một số tương tác bất lợi.
Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.