Trái Sim những năm gần đây được biết đến như một đặc sản từ những tỉnh miền núi, trái Sim có thể bắt gặp ở sườn núi ở các tỉnh miền Trung. Tại Kon Tum Sim rừng mọc rải rác các huyện miền núi, đặc biệt tại Măng Đen, từ đó trái Sim Rừng Măng Đen được quý khách biết đến khi đến du lịch tại đây.
Tại Phú Quốc cũng có vườn Sim, khi đến Phú Quốc du lịch quý khách thường được biết đến quả Sim rừng Phú Quốc qua sản phẩm rượu. Tại Kon Tum nhiều doanh nghiệp chế biến quả Sim Rừng thành rượu vang. Trái Sim trước đây mọc hoang ở các sườn đồi sườn núi, lúc ấy chỉ để hái ăn chơi, hiện nay người dân thu hái quả Sim này trở thành đặc sản tại các tỉnh miền núi. Trái Sim khô dùng để ngâm rượu hoặc dùng để nấu trà vào buổi sáng.
Sim có tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa, được gọi nhiều tên khác nhau như hồng sim, đào kim nương, cương nhẫm, dương lê, thuộc họ Myrtaceae. Cây Sim mọc phổ biến ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Philippines, Malaysia.
Đây là một loài cây có hoa rất đẹp đã đi vào thơ ca, cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác như “Những Đồi Hoa Sim” “Chuyện người con gái hái sim”…
Hiện nay thường khi sử dụng trong ẩm thực chế biến từ rượu với làm rượu trái cây từ Sim thì sẽ sử dụng ở quả là phổ biến. Quả Sim thì khi chin vào mùa thu, về rửa sạch, để ráo rồi phơi khô, vì trái Sim tươi rất dễ nũng nên thường những năm trước chúng tôi có cung cấp trái sim tươi, nhưng thấy dễ hư hỏng và hay lên men chua, nên chúng tôi chỉ kinh doanh sản phẩm Sim khô để bảo đảm chất lượng, cũng như vận chuyển dễ dàng, dễ bảo quản.
Trái Sim tươi phải thu lúc vừa chin, chứ chin quá thì dễ bị dập nũng, cũng như trái sim đã biến đổi thành phần chất. Cơ bản ăn trái sim có phần giống với trái nho, nên trái này rất dễ lên men sản xuất rượu trái cây. Bên trong Sim có ruột tím, ăn vào có vị ngọt chát.
Trái Sim chúng tôi cung cấp cho quý khách từ vùng rừng núi Kon Tum, tại đây còn những đồi hoa Sim và trái Sim này là Sim rừng vì tại Kon Tum cũng chưa có nơi nào trồng loại này, chỉ khai thác từ tự nhiên.
Sim ngoài ra còn được ứng dụng trong Y Học Cổ Truyền, được dùng toàn bộ phận của cây Sim được biết đến như bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể, tiêu chảy, đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp, cơ sở suy nhược,…
Quả sim thì sẽ có vị ngọt và chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc, trích báo Sức Khỏe Đời Sống. Vì vậy nhiều quý khách hỏi rượu Sim ngâm vào có vị gì, thực chất vị rượu Sim cũng dạng dễ dùng, nhưng ngâm rượu sẽ có vị hơi chát, vị ngọt sẽ giảm dần.
Trong quả Sim có chứa protein, chất béo, chất bột, đường, chất màu đỏ anthocyanin, các flavonglucosid, malvidin-3 glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin và acid hữu cơ.
Chất anthocyanin trong quả sim là hợp chất màu hữu cơ thiên nhiên, thuộc nhóm flavonoid có màu đỏ, cho màu sắc đẹp, an toàn, có những hoạt tính sinh học tốt đối với con người.
Tại Trung Quốc: Sim được ghi chép trong Bản thảo cương mục thành 2 vị thuốc: trái là đào kim nương hay sơn niệm tử, còn rễ là sơn niệm căn. Sim được xem là có vị ngọt/chát, tính bình. Quả sim được cư dân các vùng miền núi hái ăn chơi, và trước đây có bày bán ở chợ. Ở Phú Quốc, quả sim còn được khai thác để làm các món đặc sản như mật sim hay rượu sim.
Tôi có tìm hiểu về ứng dụng trái sim trên thế giới thì được thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia dùng rất lâu trong các chứng tiêu chảy, kiết lỵ, phụ khoa, đau dạ dày và chữa lành vết thương. Ngoài ra được sử dụng làm rượu, trà và mứt hoặc được sử dụng trong món salad. Tại Phú Quốc, Việt Nam, trái sim được sử dụng để sản xuất rượu gọi là rượu sim, và cũng được sản xuất thành thạch, hoặc đóng hộp tươi với xi-rô để xuất khẩu.
Người dân bản địa ở Malaysia sử dụng các loại quả mọng như một phương thuốc chữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy. Các bộ phận của rễ và thân cây được sử dụng cho bệnh dạ dày và như một loại thuốc truyền thống cho phụ nữ sau sinh. Người dân địa phương Indonesia đã sử dụng lá R. tomentosa nghiền nát để điều trị vết thương. Ở Thái Lan, R. tomentosa được sử dụng làm thuốc hạ sốt, chống tiêu chảy và thuốc chống động kinh. Ở Trung Quốc, R. tomentosa được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hơn nữa, R. tomentosa được sử dụng như một loại thuốc truyền thống để điều trị đau, ợ nóng và rắn cắn ở Singapore. Trong khi đó, trái cây R. tomentosa đã được sử dụng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, và để tăng cường hệ thống miễn dịch ở Việt Nam.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thể thuốc chữa bệnhY sĩ Y Học Cổ truyền
Nguyễn Nhật Trường