Dạo gần đây Bình Vôi được nhiều người làm cảnh, phong thủy ý chỉ tới may mắn cho tới bán cho người dùng với mục đích trị bệnh mất ngủ. Loại này có nhiều tên khác nhau, củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên tên khoa học Stephania rotunda theo GS Đỗ Tất Lợi loại này cho hoạt chất chính là rotundin.
Rotundin là một alcaloid được chiết từ củ Bình vôi, thuốc có tác dụng an thần gây ngủ và giảm đau. Theo nhiều nghiên cứu, tác dụng an thần gây ngủ của Rotundin có thể đạt được ở liều thấp mà độ dung nạp lại rất cao và ít độc. Bên cạnh đó, Rotundin còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, giãn cơ trơn nên có tác dụng trong việc giảm các cơn đau do co thắt ở đường tiêu hóa hoặc tử cung
Thực vật này là một loại dây leo, phần thân phát triển củ to, có củ rất to có thể nặng tới 20kg, cây này leo bám núi đá và người ta cho rằng càng leo núi thì củ càng to, còn sống ở mặt đất thì củ nhỏ. Thường có ở Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa.
Trích những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi Theo Y Học Cổ Truyền Việt Nam, củ bình vôi khi thu hái về cạo bỏ vỏ đen được thái nhỏ, phơi khô, được dùng với dạng sắc, ngâm rượu chữa hen, ho lao, lỵ, sốt, đau bụng, ngày uống 3 đến 6g, có thể tán bột, ngâm rượu 40 độ với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, rồi uống với liều 5 đến 15ml một ngày. Củ bình vôi có vị đắng có thể thêm đường cho dễ uống.
Rotundin được dùng làm thuốc trấn kinh, trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày, hen.
Trung Quốc cũng có một loài tương tự với tên khoa học Stephania japonica dùng làm thuốc chữa đau bụng, ly, ho lao.
Bình vôi là một loại cây leo thường được tìm thấy ở các vùng núi của Campuchia, chủ yếu được sử dụng để điều trị sốt và sốt rét.
Vì loại Bình Vôi này có nhiều chi khác nhau tên thế giới, Trong Đông y người ta chủ yếu dùng Stephania tetrandra và Stephania cepharantha với tên gọi hán (phấn) phòng kỷ, ngải tượng.
Stephania tetrandra là một trong 50 vị thuốc cơ bản của y học cổ truyền Trung Hoa, với các tên gọi trong tiếng Trung là ("hán phòng kỷ", "phấn phòng kỷ", "thạch thiềm thừ", "bạch mộc hương").
hán phòng kỷ (phấn phòng kỷ) có tại các tỉnh Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc. Vị đắng, hăng và rất lạnh, có tác dụng với bàng quang, thận và tì (lá lách).
Hán phòng kỷ Trung Quốc dùng điều trị bệnh liệt mặt (liệt Bell), hen suyễn, phù và có tác dụng lợi tiểu.
Hán phòng kỷ Nhật Bản dùng làm thuốc giảm đau: viêm dây thần kinh, cứng vai, gút và các thương tổn cột sống.