Ý Nghĩa Khương và Táo trong thang thuốc Đông Y

Thứ tư - 02/04/2025 08:48
Ngày xưa làm thuốc mỗi thang đều phải gia Khương, Táo vào là ý nghĩa thận trọng giữ gìn khí vị, nhưng có chỗ nên dùng có chỗ kiêng kỵ khác nhau. Như bổ tỳ vị thì nên dùng Khương Táo, làm ấm trung tiêu thì nên dùng gừng lùi, còn thuốc bổ khí thì chỉ dùng gừng, thuốc phát biểu thì dùng gừng sống, thuốc bổ âm nhập huyết kiêng dùng gừng, thuốc chữa bệnh hạ tiêu kiêng dùng Khương Táo, thuốc chữa bệnh về khí kiêng gừng.
Ý Nghĩa Khương và Táo trong thang thuốc Đông Y
Ý Nghĩa Khương và Táo trong thang thuốc Đông Y
Khương ở đây là Sinh Khương. Củ Gừng. Táo là chỉ đại táo.
Ngày xưa làm thuốc mỗi thang đều phải gia Khương, Táo vào là ý nghĩa thận trọng giữ gìn khí vị, nhưng có chỗ nên dùng có chỗ kiêng kỵ khác nhau. Như bổ tỳ vị thì nên dùng Khương Táo, làm ấm trung tiêu thì nên dùng gừng lùi, còn thuốc bổ khí thì chỉ dùng gừng, thuốc phát biểu thì dùng gừng sống, thuốc bổ âm nhập huyết kiêng dùng gừng, thuốc chữa bệnh hạ tiêu kiêng dùng Khương Táo, thuốc chữa bệnh về khí kiêng gừng.
Sinh khương vị cay, tính ấm, công năng ôn vị tán hàn; Đại táo vị ngọt, tính ấm, công năng thiên về bổ trung ích khí, an tâm tỳ. Sinh khương hương thơm mà thông, kết hợp với đại táo, chính là không để tán quá mà hao khí; Đại táo ngọt mà bổ, dùng với Sinh khương cay mà tán, chính là không để bồi bổ quá mà làm trở ngại tỳ. Hai vị thuốc trên tương hỗ phối hợp, cay ngọt giúp hóa dương, kết hợp vừa nhu vừa cương. Sinh khương và Đại táo từ thực vật đến dược vật, là sản phẩm đã trải qua thời gian lâu dài thể nghiệm dùng thuốc và thức ăn trên thực tiễn , là trí tuệ của cổ nhân kết tinh, chi phí thấp mà lại hiệu nghiệm, cần được coi trọng.
🍀🍀🍀
 “Tứ thời bách bệnh, vị khí vi thể” (Bốn mùa trăm thứ bệnh, nên lấy vị khí làm gốc). Cho nên bất luận là sử dụng vị thuốc gì, cũng từ miệng mà vào, do vị mà hóa, đều xem xét năng lực hấp thu vận hóa của vị trường. Nếu dùng Khương Táo, có thể giảm kích thích đối với dạ dày, vừa có thể hòa vị kiện tỳ, thể hiện đầy đủ tư tưởng phù chính khu tà của “Bảo vị khí”
Khương Táo đồng dụng, điều dinh vệ, hòa biểu lý, hòa âm dương, cũng thể hiện đầy đủ truyền thống y học, tư tưởng “Trung Hòa”. Cho nên mới chú trọng nhấn mạnh: “Ngoại cảm phong hàn, phàm người mà dinh vệ không điều hòa, gia Khương Táo có thể trợ chính khu tà; “Nội kinh tạp bệnh”, phàm người bị trung tiêu hư hàn, gia Khương Táo có thể trợ trung tiêu vận hóa, xúc tiến hấp thu dược vật; phàm sử dụng thuốc tính bổ, gia Khương Táo có thể kiện tỳ trợ vận hóa mà phòng nê trệ; phàm sử dụng thuốc độc tính tương đối mạnh hoặc tuấn hạ mãnh liệt, gia 2 vị trên có thể giảm độc mà tăng hiệu quả; điều vị ăn ngon, Khương táo không thể thiếu; Trung dược ngoại phương, vẫn thiện dùng Khương Táo”. Qua đó có thể thấy, Khương Táo dù bình thường nhưng không thể xem nhẹ.
🍀Ví như Khương Táo vận dụng trong các phương thuốc giải biểu. Quế chi thang, chủ trị phát nhiệt, hãn xuất, ố hàn, mạch hoãn thuộc thái dương bệnh. Sinh khương cay mà tán, trợ Quế chi phát hãn tán hàn, Đại táo phù chính trợ Bạch thược dưỡng doanh ích huyết, cộng lại có tác dụng điều hòa doanh vệ. Vậy mới nói: “Khương Táo mà dùng, chuyên vận hành tân dịch của tỳ, đồng thời cũng điều hòa doanh vệ.”

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây