Cách nấu Cao Đông Y

Thứ ba - 01/04/2025 15:55
Nấu cao là một cách bào chế của Đông Y, tôi từng nghiên cứu để nấu ra cao và làm ra một loại phục vụ cho việc hòa tan của Sâm Dây. Nấu cao có những bí quyết mà người nấu cao không chia sẻ, nhưng bắt buộc phải có dung môi, không có dung môi không có cách nào để mà kết tinh, ngoài ra chưa kể việc bảo quản cao rất phức tạp, kín nếu trường hợp cao lỏng không có dung môi như đường mật, không sẽ bị mốc rất nhanh
Cách nấu Cao Đông Y
Cách nấu Cao Đông Y
Nấu cao là một cách bào chế của Đông Y, tôi từng nghiên cứu để nấu ra cao và làm ra một loại phục vụ cho việc hòa tan của Sâm Dây. Nấu cao có những bí quyết mà người nấu cao không chia sẻ, nhưng bắt buộc phải có dung môi, không có dung môi không có cách nào để mà kết tinh, ngoài ra chưa kể việc bảo quản cao rất phức tạp, kín nếu trường hợp cao lỏng không có dung môi như đường mật, không sẽ bị mốc rất nhanh
Cao thì có thể dùng nhiều cách hoặc dễ là hòa với rượu làm thành rượu thuốc, rượu ngâm dược liệu... Các bước làm cao dược liệu, cao thuốc được gói gọn trong quy trình dưới đây:
Kỹ thuật bào chế cao lỏng
1. Chiết lấy dung dịch nước thuốc
- Nấu: là phương pháp thường dùng nhất.
+ Dụng cụ: thùng nhôm hoặc thùng men, không dùng dụng cụ bằng sắt, gang.
Giữa lòng thùng có đặt một chiếc ống có đục nhiều lỗ để múc nước thuốc ra.
+ Dược liệu: phải được chia nhỏ và sao tẩm đúng quy cách rồi xếp vào thùng.
Trên mặt dược liệu đặt một tấm vĩ để khi sôi dược liệu không nổi lên trên.
+ Lượng nước: thường gấp 4 - 6 lần khối lượng của dược liệu, nói chung nước phải ngập dược liệu trên 5 - 10 cm.
+ Thời gian nấu: 4 - 6 giờ đối với dược liệu là hoa, lá, cành nhỏ, 6 - 8 giờ nếu là thân rễ cứng, 12 - 36 giờ nếu là xương động vật.
Cao thuốc được chia làm 3 loại:
- Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc.
- Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20 %.
- Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5 %.Không những thế bạn cũng có thể dùng thêm rượu, đường, mật,… để tạo ra các thành phẩm dạng cao đặc, viên hoàn, viên nang, cao khô,…
Thuốc cao lỏng thường chỉ để được 2 – 3 ngày là bị mốc nên phải cho thêm các dung môi như đường, mật, cồn cồn Acid Benzoic 20%. Theo tỉ lệ 1 lít cao lỏng đung với 800g đường hoặc mật hoặc 10ml cồn Acid Benzoic 20%.Cao thành phẩm có mùi thơm của dược liệu, vị ngọt đắng, màu nâu hoặc đen. Cao lỏng có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến thành các loại thuốc, hoặc ngâm cùng rượu cao độ.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây