Gạo đỏ hay còn gọi là gạo rẫy, tại Kon Tum hay Gia Lai còn có tên gạo xờ cơn, hiện nay nhiều lò nấu rượu rất thích dùng gạo này để nấu. Cái tên gạo xờ cơn có thể giờ ít người biết, nhưng với các cô chú sống vào những thập niên 90 thế kỷ trước, đều biết loại gạo này. Lý do là dần dần người dân chuyển sang trồng lúa nước, loại gạo mọc ở miền cao giờ đây chỉ còn những huyện miền núi canh tác.
Gạo Xà Cơn là loại gạo bản địa lâu đời của người bản địa miền núi, nói cụ thể đây là một giống lúa mọc trên rẫy, gốc lúa nở thành bụi thành lùm, rễ bám sâu vào đất, và cao trên 1 mét. Đây là một loại lúa không bón bất cứ phân hoá học nào, chỉ cho phát triển tự nhiên, sau này có nhiều khái niệm “Lúa Hữu Cơ” “Gạo Sạch” “Gạo Hữu Cơ”. Tôi có đọc về Cách Mạng một cọng rơm của tác giả người Nhật Mansanobu Fukuoka, để hiểu canh tác tự nhiên không chỉ sau này con người mới bắt đầu thực hành và tập trung đến, mà chính nguồn gốc xa xưa, nhân loại đã canh tác như thế. Sau này để tăng năng suất, bón phân hoá học và dùng các thuốc tăng trưởng, điều đó dẫn đến những căn bệnh sau này. Khi cây lúa dùng quá nhiều phân hoá học và những cây trồng biến đổi gen GMC đã dẫn tới những mối lo về sức khoẻ cho khách hàng kể cả những nước khoa học tiên tiến như Phương Tây.
Gạo Xà Cơn nói đúng hơn đó là một loại Gạo Tinh Khiết, canh tác theo phương pháp hoàn toàn thủ công, vòng đời cây lúa từ 6-7 tháng. Nên chất lượng Gạo hơn hẳn so với những giống gạo công nghiệp hiện nay. Việt Nam trước đây có rất nhiều giống lúa đặc sản, giống lúa thuần khiết, nhưng từ khi chúng ta chú trọng quá nhiều về năng suất mà từ đó những giống lúa được thay thế, cái gì cũng có cái giá của nó, sản lượng nhiều thì đồng nghĩa chất lượng giảm. Qua thời khó khăn, cây lúa gạo giờ trở nên quá thân thuộc với người dân Việt Nam, nên những giống lúa không được năng xuất không chỉ riêng gạo Xà Cơn chỉ còn lại ở những miền ký ức xa xôi. Nhưng giờ đây khi đời sống nâng cao thì những giống gạo chất lượng, gạo sạch được rất quan tâm, nhưng để canh tác loại lúa này rất mất nhiều công, thời gian dài, năng suất thấp, khó khai phá vùng đất mới, nên khi lên Tu Mơ Rông, loại gạo này dường như không bán, chỉ để dành ăn. Khó khăn lắm mới nói người dân nhượng lại một ít để nấu rượu hay lâu lâu dùng chén cơm gạo Xà Cơn.
Gạo Xà Cơn có lớp vỏ đỏ, nhiều khách gọi nó là Gạo Lứt cũng là đó, Cơm trắng là gạo lứt đã được loại bỏ cám và mầm. Gạo Xà Cơn là loại hạt tròn đặc trứng, hàm lượng tinh bột cao, có hương thơm thoảng như mùi gạo nếp, nhưng gạo không dẻo như hạt gạo nếp, vị đậm đà hơn gạo tẻ. Nấu gạo xà cơn thì cũng đơn giản hơn những loại gạo lứt trên thị trường, gạo này cơ bản dễ chín hơn những loại gạo lứt đỏ trên thị trường, nên để ý cho nước nhiều hơn gạo trắng nấu thường ngày, khỏi phải ngâm qua đêm, vì lớp vỏ đỏ của Gạo Xà Cơn mềm hơn hẳn so với nhiều loại Gạo Đỏ hay còn gọi Gạo Lứt trên thị trường, Gạo Huyết Rồng và một số loại khác.
Tôi có thời gian đã ăn thử cách ăn uống của thực dưỡng Ohsawa, gạo nấu bằng gạo Xà Cơn. Gạo Xà Cơn đối với người miền núi Tu Mơ Rông Kon Tum là loại gạo quen thuộc ăn hằng ngày, cảm thấy vị ngọt trong từng hạt gạo. Còn đối với người miền xuôi thì lâu lâu nấu cháo hoặc ăn gạo Xà Cơn cũng là một phương pháp bồi bổ cho cơ thể. Vì đã có rất nhà nghiên cứu nghiên cứu, chủ yếu là ở lớp vỏ cám bên ngoài cho thấy ở gạo lứt có hàm lượng anthocyanin lớn. Chất anthocyanin trong các loại gạo dược liệu là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quý, có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu, ngừa bệnh tiểu đường type 2… Vì vậy đó là một thực phẩm dùng dưỡng sinh, tốt cho sức khoẻ. Nhưng để ăn liên tục lâu dài thì phải tập thói quen nhai gạo kỹ, cũng như gạo Lứt và nhiều người đang áp dụng Thực Dưỡng Ohsawa thì nguyên tắc đầu tiên là phải nhai thật kỹ. Đó có lý do của nó, vì cơ bản gạo lứt với lớp vỏ bên ngoài sẽ rất khó tiêu, đặc biệt những người đã có bệnh lý về đường ruột, nên nhiều người không tìm hiểu kỹ, thực hành sai thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả, tử vong hoặc mắc những chứng về bệnh đường ruột. Cá nhân tôi sau khi đúc kết về phương pháp Thực Dưỡng thì những người ăn chay đã là tốt rồi và thực hành dưỡng sinh. Chúng ta mãi tìm kiếm cách chữa bệnh mà quên đi phòng bệnh thế nào, nhưng định nghĩa nhiều sách dưỡng sinh ban đầu kể cả Hoàng Đế Nội Kinh thì ăn uống tự nhiên là tốt nhất. Tôi có quen một số anh bạn người Nhật, thì phương pháp sống thọ của người Nhật là gì? Nói về ăn uống của người Nhật, thực sự thì bên đó ăn uống cũng chẳng phải kiêng khem gì. Văn hoá ẩm thực bên đó chúng ta cũng có thể thấy, ăn thịt sống thường xuyên, ấn tượng ở ẩm thực của họ, cách chế biến thực phẩm thì cầu kỳ, tôi hỏi về Y Cổ Truyền người Nhật thế nào nhưng chốt lại anh bạn người Nhật nói: “Tụi tao thì cũng ít quan tâm tới Y Cổ Truyền lắm, miễn ăn thực phẩm tự nhiên là được, không thuốc, không hoá chất, đơn giản vậy thôi”.
Trích báo Sức Khoẻ và Đời Sống của Bộ Y Tế, nên đã ăn gạo lứt thì không nên ăn liên tục và hiểu rõ cơ thể mình, chứ nghe thông tin chữa ung thư các kiểu thì đôi khi mang hoạ vào thânTheo lời kể của chị Thu Yến (Quảng Ninh), mẹ chị bị mắc ung thư dạ dày được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán là giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nghe nói phải phẫu thuật mẹ chị đã rất sợ và nằng nặc đòi về nhà tự chữa. Thấy bà bạn mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt huyết rồng, gạo thảo dược...là có thể trị được ung thư dạ dày. Như “chết đuối vớ được cọc” mẹ chị đã chuyển sang ăn cơm gạo lứt, thậm chí uống nước gạo lứt thay cho nước lọc hàng ngày. Khoảng vài tháng sau thấy mẹ sụt cân nhiều, người yếu hơn khuyên mẹ đừng ăn gạo lứt nữa song mẹ nhất quyết không nghe. Cho đến một ngày mẹ đau bụng, nôn ra máu vội đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu thì không thể tin nổi khi nghe bác sĩ nói bệnh ung thư dạ dày đã di căn và hết cách chữa. “Tôi đã ân hận vô cùng, nếu thuyết phục mẹ chữa bệnh ngay từ sớm thì đâu đến nỗi sắp mất mẹ thế này...” – chị Yên vừa nói, vừa khóc.
Trường hợp bố của anh Minh Thuận (Hưng Yên) cũng tương tự. Sau khi biết mình có khối u ở đại tràng, bác sĩ khuyên phẫu thuật rồi hóa trị sẽ có thể sống khỏe vì khối u còn nhỏ. Cứ nghĩ bệnh này động dao kéo sẽ chóng chết nên ông không đồng ý chữa chạy. Về nhà ông bắt đầu mở chiến dịch ăn cơm gạo thảo dược sau khi xem được quảng cáo trên mạng nói rằng loại gạo thảo dược có thể chữa được ung thư, nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa gạo này có thể “quét” sạch các khối u. Ăn ròng rã nhiều tháng cơm gạo thảo dược cứ nghĩ bệnh sẽ tan biến ai ngờ thấy việc đại tiện ngày một khó khăn, hàng tuần không đi ngoài, bụng đau liên tục. Con cái vội đưa ông vào viện thì khối u đã to chèn kín ống đại tràng khiến không thể đại tiện, nguy cơ vỡ ruột là rất lớn. Ngay lập tức ông phải lên bàn mổ để cắt bỏ đại tràng, đeo hậu môn nhân tạo và thời gian sống chỉ còn vài tháng. “Chỉ vì tin theo những quảng cáo vô căn cứ về gạo thảo dược mà cha tôi đã đánh mất mạng sống rồi...” – anh Thuận than thở.