10 phương pháp ăn uống trong hệ thống thực dưỡng Ohsawa và vài điều ngộ nhận

Thứ hai - 09/10/2017 18:33
Hệ thống thực dưỡng mà ông Ohsawa để lại rất đồ sộ, đó là cách ông phân chia từng loại thực phẩm thành Âm Dương và Cách ông chế biến thực phẩm đó làm sao để từ một thực vật Âm nhất trở thành Dương đó là cả một nghệ thuật.
Ngài Ohsawa có tới 10 cách ăn uống khác nhau trong hệ thống thực dưỡng
Ngài Ohsawa có tới 10 cách ăn uống khác nhau trong hệ thống thực dưỡng

“Khi trị bệnh dùng thức ăn thay thuốc có phần lợi hơn”

DANH Y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

“Thức ăn là thuốc”

HIPPOCRATE – Ông Tổ của Tây Y

Nguồn gốc của thực dưỡng Ohsawa và vị “Bác sĩ chống Bác sĩ, Tokyo” Sagen Ishizuka

Theo tôi tất cả vạn vận xuất hiện ở trên cuộc đời này không phải vô duyên vô cớ, nó đều có một sự sắp đặt ngầm và cơ duyên. Ngài Ohsawa cũng như vậy, trải qua tuổi thơ khốn khó, (Quý vị có thể tìm hiểu thêm tiểu sử), Đến năm 18 tuổi ông bị chẩn đoán Lao Phổi nặng, ho ra máu, Lúc này mẹ ông và em ông đã qua đời vì bệnh lao. Bệnh tình ngày càng trầm trọng và ra đi bất cứ lúc nào, trong khi nền y học lúc đó thì không chữa trị được, cụ thể là Tây Y. Và cơ duyên khi ông đọc sách của vị Bác sĩ Sagen Ishizuka nói đến một phương pháp trị bệnh bằng thực phẩm dựa trên cân bằng nguyên tốt K/Na. Bác sĩ cho rằng việc ăn uống đơn giản theo tự nhiên sẽ khỏi bệnh và ngày George Ohsawa tìm hiểu ứng dụng. Chế độ ăn hà khắc của ông lúc đó là Gạo Lứt, Rau Cải Muối và Dầu ăn. Sau một thời gian bệnh thuyên giảm và hết bệnh hẳn, ông đã nghiên cứu về phương pháp thần kỳ này.

Sagen Ijizuka


Bác sĩ người Nhật Sagen Ishizuka

Không có nhiều điều kiện tìm hiểu thêm về nguồn gốc Phương Pháp này ai nghĩ ra nhưng ông Ohsawa là người kế thừa duy nhất của bác sĩ Sagen Ishizuka. Và áp dụng Nguyên Lý Vô Song đã có từ 4000 ngàn năm trước.

Bác sĩ người Nhật Sagen Ishizuka khám phá từ năm 1956, vào thời đó ông đã chữa trị giúp lành bệnh cho hàng trăm nghìn người những người này bị Tây Y gán cho bệnh danh là “nan y, bất trị”. Ông nổi tiếng tới mức chỉ cần ghi địa chỉ phong bì “Gởi ông, Bác sĩ chống Bác sĩ, Tokyo” là thư đến tay ông. Khi ông mất, hàng người đưa tiễn dài hơn 2 cây số.

10 cách ăn thực dưỡng và Những ngộ nhận

Cuộc đời Ngài Ohsawa không có gì là đơn giản, ông đi truyền phương pháp này sang khắp các lục địa, có khoảng thời gian thì trong túi không có gì và cực kỳ khó khăn, Cái ông gọi lúc đó là “Chuyến đi khắp thế giới của Samurai không một xu dính túi” để truyền bá.

George Ohsawa 2

Chúng ta hiện nay khi tìm kiếm trên internet sẽ có rất nhiều nơi đăng nhiều thông tin, gạo lứt trị bá bệnh và những hội thực dưỡng nhiều nơi. Nhưng chỉ có phương pháp số 7 được nêu lên, tức ăn chỉ Gạo Lứt 100%, Muối mè. Làm nhiều người lầm tưởng cái phương pháp ông Ohsawa chỉ có gạo lứt và muối mè, tôi có khuyên vài người nên chuyển chế độ ăn thực dưỡng, câu đầu tiên của họ là sợ bị kiệt sức khi ăn gạo lứt và muối mè. Nhưng sự thật đâu phải vậy, Ngài Ohsawa có tới 10 cách ăn uống khác nhau, gạo lứt làm nền tảng, còn mình ăn vẫn bình thường từ bài -3 đến bài số 7 cơ mà. Không nhất thiết là phải ăn gạo lứt muối mè thôi và không phải cứ bệnh gì cũng cứ mỗi bài số 7, người không quen ăn họ sẽ bị kiệt sức vì thiếu chất, suy yếu trước khi chữa trị bệnh. Dẫn đến người muốn nhập môn nghe toàn gạo lứt, muối mè đã thấy không ăn nổi, họ đi kiếm phương pháp khác mà vô tình bỏ qua một liệu pháp tuyệt vời.

10 cách ăn uống của ohsawa

Hệ thống thực dưỡng mà ông Ohsawa để lại rất đồ sộ, đó là cách ông phân chia từng loại thực phẩm thành Âm Dương và Cách ông chế biến thực phẩm đó làm sao để từ một thực vật Âm nhất trở thành Dương đó là cả một nghệ thuật. Tôi xin trích một đoạn trong sách:

Quả cà tím được xem là thực vật có tính Âm Nhất, bạn hãy cho biết cách chế biến nó thành Dương?

Trả lời: “Tôi biết cà tím cũng như cà chua, khoai tây có thể giết chết người bệnh lao rất dễ, nên không bao giờ tôi cho họ ăn sống những thứ này, mà luộc thật kỹ hoặc nướng trực tiếp trên lửa”

Thế chưa đủ, bạn vẫn là kẻ sát nhân

“Vậy thì tôi đem chiên thật kỹ”

Khá hơn nhưng không thể chiên mãi

“Tôi nấu nó với loại cá muối rất Dương như cá hồi hoặc cá thu hơn 1 giờ”

Khá hơn nhiều, nhưng đó không thể là món ăn dùng thường xuyên được

“Tôi cắt quả cà thành những miếng nhỏ và đem ngâm tương đặc misô làm bằng đậu nành với gạo mì hoặc gạo lứt trong nhiều năm, ít ra cũng 3 năm”

Đúng rồi, đó là cách chế biến tốt nhất, Dương hóa quả cà thịnh Âm để người bệnh Âm như lao dùng được

Qua một đoạn đối đáp thú vị, quý vị thấy cách chế biến món ăn nó nghệ thuật dường nào, Tôi có nhiều điều kiện tiếp xúc với ẩm thực Nhật và thưởng thức các món ăn Nhật Bản nhiều. Ngày đó tôi hay nghĩ người Nhật họ nấu ăn màu mè, làm đủ mọi công đoạn, mất thời gian, thêm khâu sắp xếp cho nghệ thuật, quá màu mè, chỉ thể hiện. Nhưng giờ đây suy nghĩ tôi đã khác.
 

10 cách ăn uống của ohsawa 2

Chế độ ăn số 7 hay Gạo lứt muối mè và người bệnh phải uống ít nước?

Trước tiên về Y thuật của ngài Ohsawa và những hiểu biết rộng của ông là không thể bàn cãi, ông hiểu biết về thuật châm cứu về cách điều trị của Đông Y. Nếu đọc sách của ông sẽ biết ông sẽ dùng rất nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán người bệnh ra sao mới tư vấn họ dùng chế độ ăn nào thích hợp và kết hợp với nhiều phương thức khác ra sao. Ông dùng Tứ Chẩn trong Đông Y Vấn chẩn (Hỏi), Văn chẩn (Nghe), Vọng Chẩn (Nhìn), Thiết Chẩn (Xem Mạch), làm điều này cần phải có kinh nghiệm và phải cực kỳ giỏi nghề mới có thể tư vấn chính xác.

tứ chẩn đông y

Giờ thì cách nhìn nhiều người bệnh đau ốm, dưỡng sinh thế nào cứ dùng bài số 7 hết, cứ gạo lứt muối mè cho nó lành?

Còn 10 cách ăn của ông, chỗ uống nước, tôi nghĩ nhiều người quá hiểu sai về việc uống nước và khuyên nhiều bệnh nhân là uống càng ít càng tốt. Nhưng sách gốc của ông thì chỉ nói uống khi khát là đủ. Họ cho rằng uống nhiều thận làm việc nhiều, thận làm nhiều, thận suy, dẫn đến uống ít, khô họng, lúc đó nó sẽ có bệnh khác.

Đó chỉ là những gì phần nhỏ tôi nêu ra trong hệ thống thực dưỡng do ngài Ohsawa để lại với hiểu biết còn hạn chế, hy vọng sẽ được lĩnh ngộ thêm và cảm ơn quý vị đã xem.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây