Viễn chí là cây gì mà người dân đào bán lấy tên Ba Kích, có phải Ba Kích không?

Thứ tư - 17/11/2021 11:48
Trên nhiều diễn đàn dược liệu rao bán 1 củ màu tím, nhìn rễ hình dáng thì rất giống Ba Kích nhưng có màu tím đặt tên Ba Kích tím rừng, vậy củ này có phải Ba Kích không? 
Củ này có tên là viễn chí hay Viễn chí tục đoạn, nhưng người dân chào bán với tên Ba Kích hay Ba Kích Rừng nhưng thực sự củ này không phải là Ba Kích. Hình dáng thân và lá hoàn toàn khác, nó là một cây khác. Chi hoàn toàn khác nhau, có rất nhiều loại rễ có hình dáng mắt mắt, khúc khúc nhưng không phải Ba Kích, cũng như có một loại chào bán là Ba Kích ruột ngựa cũng không hề phải ba kích. Nhiều người mua phải cái loại Ba Kích ruột ngựa đã bị ngộ độc. 
Viễn chí là cây gì mà người dân đào bán lấy tên Ba Kích, có phải Ba Kích không?
Viễn chí là cây gì mà người dân đào bán lấy tên Ba Kích, có phải Ba Kích không?
Trên nhiều diễn đàn dược liệu rao bán 1 củ màu tím, nhìn rễ hình dáng thì rất giống Ba Kích nhưng có màu tím đặt tên Ba Kích tím rừng, vậy củ này có phải Ba Kích không? 
Củ này có tên là viễn chí hay Viễn chí tục đoạn, nhưng người dân chào bán với tên Ba Kích hay Ba Kích Rừng nhưng thực sự củ này không phải là Ba Kích. Hình dáng thân và lá hoàn toàn khác, nó là một cây khác. Chi hoàn toàn khác nhau, có rất nhiều loại rễ có hình dáng mắt mắt, khúc khúc nhưng không phải Ba Kích, cũng như có một loại chào bán là Ba Kích ruột ngựa cũng không hề phải ba kích. Nhiều người mua phải cái loại Ba Kích ruột ngựa đã bị ngộ độc. 
vienchitucdoan 03
Còn việc loại rễ này ngâm rượu lên màu đỏ tím thì do đặc tính của loại này như vậy, chứ không phải ba kích Tím. Gọi Ba Kích Tím khi ngâm lên rượu sẽ được màu tím nên có tên là như vậy. 
vienchitucdoan 02
Viễn chí còn có tên tiểu thảo, Nam viễn chí, dây ruột gà. Viễn chí là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí (Polygala tenuifolia Willd.), (Polygala siribica L.), họ viễn chí (Polygalaceae).
Ở nước ta, có nhiều loài viễn chí (Polygala cardiocarpa Kurz.; Polygala tonkinensis Chodat.; Polygala japonica Houtt.; Polygala brachystachya DC.; Polygala glomerata Lour.; Polygala aurata var macrotachya Gagnep…), đã dùng làm thuốc, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu để ứng dụng làm thuốc.
Viễn chí cũng là một thảo dược, một vị thuốc . Viễn chí chứa nhiều saponin triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol. Theo Đông y, viễn chí vị đắng cay, tính ôn; vào kinh phế, tâm và thận. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng. Chữa chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh, hóa đàm khái thấu, ung nhọt sưng. Liều dùng: 4-12g, bằng cách sao hoặc tẩm mật ong nướng; sắc hoặc hãm nước uống.
Trước đây củ viễn chí chủ yếu nhập của Trung Quốc và còn của Việt Nam chưa thấy dùng và nghiên cứu. Những loại này là thuốc trị bệnh nên cần phải có thầy thuốc Đông Y bốc thuốc, chẩn bệnh. Và đặc biệt loại này không phải Ba Kích, cũng như công dụng khác nhau. 
Trích chia sẻ của TS Nguyễn Đức Quang
Viễn chí được dùng làm thuốc kết hợp rất nhiều vị khác nhau trong các trường hợp:
Dưỡng tâm, an thần:
Bài 1 - Viễn chí hoàn: đảng sâm, viễn chí, mạch đông, phục linh, đương quy, bạch thược, sinh khương, đại táo mỗi vị 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g. Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Trị chứng bệnh do máu không đủ nuôi tim (tâm huyết bất túc), dễ quên, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mơ.
Bài 2 - Định chí hoàn: nhân sâm (hoặc đẳng sâm) 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g. Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia uống 5 - 7 ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần. Dùng cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.
Trừ đờm, khỏi ho:
Bài 1: viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm.
Bài 2: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.
Chữa trẻ em sốt cao co giật: viễn chí 8g, sinh địa 8g, câu đằng 8g, thiên trúc hoàng 8g. Sắc uống.
Viễn chí còn chữa mụn nhọt sưng do đờm tắc đọng mà sinh ra hoặc sưng vú bằng cách sắc uống, bã đắp chỗ đau. Viễn chí có thể giải độc do phụ tử, ô đầu.
Món ăn thuốc có viễn chí:
Cháo viễn chí táo nhân: viễn chí 10g, toan táo nhân sao 10g, gạo tẻ 50g. Sắc các vị thuốc lấy nước, bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo. Ăn buổi tối trước khi ngủ. Dùng cho người tim đập mạnh, loạn nhịp, quên lẫn, giảm trí nhớ, mất ngủ, ho, nhiều đờm.
Bột viễn chí: viễn chí tán bột mịn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm hoặc cháo. Dùng tốt cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, giảm trí nhớ, tim đập mạnh, loạn nhịp, mất ngủ.
Kiêng kỵ: Người bệnh không có chứng thực hỏa và người âm hư dương vượng không dùng. Có thể dùng viễn chí để giải độc do phụ tử, ô đầu.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây