Hệ thống đường Kinh Lạc Huyệt Đạo, Bí Ẩn lớn mà khoa học chưa thể giải mã

Chủ nhật - 15/10/2017 13:09
Tất cả các Danh Y thời cổ đại đều ứng dụng và sử dụng hệ kinh lạc để chữa trị con người, cũng như dưỡng sinh. Hệ Kinh Lạc là một hệ thống những đường vận hành khí huyết, tạo nên một mạng lưới trong cơ thể người, kết nối lục phủ ngũ tạng, dẫn khí và huyết đi đúng nơi về đúng chỗ.
Từ hơn mấy ngàn năm trước, Triết Lý Y Học Phương Đông có một hệ lý luận làm nền tảng trong việc chẩn trị và chữa bệnh đó là “Học Thuyết Kinh Lạc”
Từ hơn mấy ngàn năm trước, Triết Lý Y Học Phương Đông có một hệ lý luận làm nền tảng trong việc chẩn trị và chữa bệnh đó là “Học Thuyết Kinh Lạc”

hệ thống kinh lạc con người

Từ hơn mấy ngàn năm trước, Triết Lý Y Học Phương Đông có một hệ lý luận làm nền tảng trong việc chẩn trị và chữa bệnh đó là “Học Thuyết Kinh Lạc”, Học thuyết này đã xuất hiện từ rất sớm, cũng như khí công nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc từ Vũ Trụ. Bởi vì khí công đã vận dụng những đường đi của khí huyết theo hệ kinh lạc làm thông thương huyết mạch trong cơ thể con người.

Tất cả các Danh Y thời cổ đại đều ứng dụng và sử dụng hệ kinh lạc để chữa trị con người, cũng như dưỡng sinh. Hệ Kinh Lạc là một hệ thống những đường vận hành khí huyết, tạo nên một mạng lưới trong cơ thể người, kết nối lục phủ ngũ tạng, dẫn khí và huyết đi đúng nơi về đúng chỗ. Nên trong Đông Y có câu “Thông bất Thống, Thống bất thông” chỉ tình trạng trì trệ khí huyết khi cơ thể gặp vấn đề dẫn đến sinh bệnh. Hàng ngàn năm các danh y đã ngày càng hoàn chỉnh lại về lý luận Kinh Lạc, trở thành một nền tảng gốc trong việc ứng dụng các phương pháp trị bệnh như châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc, bắt mạch,…

Những thầy thuốc Đông Y phải nắm vững hệ thống đường Kinh Lạc để tiến hành chẩn bệnh trị bệnh. Ngày nay với sự đổ bộ của văn hóa Châu Âu, hệ thống kinh lạc bị hoài nghi về thực tế. Khi Tây Y dựa vào Hệ tuần hoàn hay Hệ thần kinh, một chủ nghĩa thực chứng cho rằng những gì mắt thấy tai nghe bằng các phương pháp khoa học thì mới kết luận nó là đúng, con người dần quên đi những gì mà cổ nhân xưa đã ứng dụng và thực hành, và cho rằng đó là điều mê tín không có thực. Vì sao vậy? Vì hệ thống Kinh Lạc không nhìn thấy được, Những thầy Châm Cứu chỉ xác định vị trí đó rồi châm thì bỗng nhiên bệnh tình thuyên giảm, nhưng đó vẫn chưa đủ cho những người xem khoa học là sự phát triển, con người sáng chế và tìm tòi ra những bí ẩn góc tối của vũ trụ.

Từ thế kỷ trước các nhà khoa học đã tìm đủ mọi cách để tìm ra đường kinh lạc, với hy vọng nhìn thấy nó nhưng vẫn không trả lời được ”Vậy đường kinh lạc nó nằm ở đâu?” Họ đã thử nhiều phương pháp, dùng kính hiển vi điện tử và các thiết bị hiện đại khác để soi từng chi tiết trong cơ thể người nhưng vẫn không tìm ra hệ thống mạng lưới này. Do đó họ đã hoài nghi về hệ thống này, nhưng nếu cho nó là không tồn tại thì tại sao châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, khí công…dựa theo học thuyết kinh lạc lại là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, đem đến kết quả thần kỳ và chữa những bệnh nan y mà Tây Y gọi là bất trị. Vì thế nó đã làm đau đầu cho các nhà khoa học hàng thế kỷ vẫn không có lời giải.

Hệ Thống Kinh Lạc vượt xa hiểu biết của con người và những gì chúng ta đang chối bỏ nó lại hiện hữu có thật

Những bí ẩn của Kinh Lạc khiến các nhà khoa học không bỏ cuộc, nhưng tìm ra nó thì không hề dễ dàng. Có nơi thì đã nghiên cứu tại những điểm trên đường kinh lạc xuất hiện nóng và dòng điện bất thường, cao hơn những chỗ khác. Theo giới Phương Tây cho rằng Kinh Lạc cấu thành bởi thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết, trong đó là thành phần cơ bản. Nhưng giải thích này cũng không thể hợp lý vì so với những gì trên hình vẽ về Hệ Kinh Lạc và Hệ Thần Kinh hoàn toàn khác nhau, không có điểm giống.

Có nơi thì cho rằng Kinh Lạc là một Hệ Thống Cân Bằng trong cơ thể. Như chúng ta biết, Sinh Lý Học chia ra Hệ Thần Kinh và Hệ Nội Tiết, Kinh lạc họ cho rằng đây là Kinh lạc có chức năng duy trì cân bằng trong hai hệ này, nhưng cũng chưa được nhiều người thừa nhận.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Jean-Claude Darras thuộc bệnh viện Necker tại Paris khá bất ngờ, ông đã sử dụng các chất phóng xạ để chứng minh sự tồn tại của các đường kinh mạch. Ông đã tiêm chất phóng xạ này cho một số con lợn tại một số huyệt đạo nhất định. Với sự trợ giúp của máy quay phát sáng, ông đã có thể theo dõi sự chuyển động của chất phóng xạ theo các đường kinh mạch.

hệ thống kinh lạc con người 1

Giáo sư Popp, tiến sĩ Schlebusch, và tiến sĩ Maric-Oehler đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngài nhung để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem hướng chạy của một kinh mạch có trở nên nhìn thấy được không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ dọc theo kinh mạch đó.

Kinh Lạc và sự đóng góp trong việc chẩn trị bệnh từ xa xưa

Học về Đông Y, chính thống hoặc được truyền thụ lại từ những người hành nghề y trong dân gian đều biết về Kinh Lạc. Cái tôi được họ nói đến đó là Thấu Thị, tức là những người có công năng này họ có thể coi được bên trong cơ thể và đường kinh lạc vận hành. Đó có thể lý do mà đường Kinh Lạc được vẽ một cách chính xác như vậy cho đến ngày nay chúng ta chỉ sử dụng. Đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa có phải Hoa Đà đã từng chữa trị cho Quan Vũ, sau đó thì nhìn thấy khối u trong đầu Tào Tháo, Tào Tháo nghi ngờ không tin, nghĩ hãm hại để trả thù cho Quan Vũ, giam Hoa Đà trong ngục tối, còn Tào Tháo thì trở bệnh nặng rồi chết hay sao.
 

thần y hoa đà

Ngày nay khi Tây Y du nhập, chúng ta đã quên mất rằng hàng ngàn năm qua chúng ta vẫn dùng những thứ đó để phòng và trị bệnh. Nhưng giờ này chúng ta lãng quên và những người làm Đông Y không được đánh giá cao. Trong khi tôi đọc sách của Ohsawa thì năm 1850 nước Nhật, các bác sĩ Tây Y đã bỏ nghề và tìm ông để truyền thụ về phương pháp chữa bệnh của ông, ứng dụng thuyết Âm Dương của Đạo giáo.

Khi mà khoa học phát triển, những cách vận hành máu trong cơ thể người theo mạch máu một ngày nào đó sẽ làm sáng tỏ những gì cổ nhân nói là đúng, không phải tưởng tượng hư cấu, thì lúc đó sẽ có một sự thay đổi cách nhìn nhận về nền Y Học chính thống hiện nay.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây