Hạt Dổi là một loại hạt được khai thác trong rừng và hiện nay đã có nhiều nơi đã triển khai trồng loại hạt này bởi những ứng dụng trong tinh dầu, gia vị. Cây Dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis là cây gỗ thường xanh phân bổ trong rừng á nhiệt đới thường xanh ở độ cao 700-1500m. Chúng thường mọc trên các sườn phía Đông và Đông Nam của các núi đất. Cây ra hoa quả thường có 2 vụ trong năm. Hoa ra tháng 2-3 thương cho quả chín và thu hoạch hạt vào tháng 9-10, hoa ra tháng 7-8 thường cho quả chín và thu hoạch hạt vào tháng 3-4.
Giổi là loài cây đặc hữu của khu vực nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp ở vùng núi khắp nước ta, trong các rừng rậm thường xanh, mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới, độ cao trên 700m, phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang (Na Hang), đến các tỉnh Bắc Trung Bộ vào đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Trên thế giới chi Giổi có khoảng 70 loài, thường là cây gỗ vừa đến lớn, ở Việt Nam có khoảng 25 loài, phân bố rộng khắp nước. Cây Giổi cho hạt Dổi hay còn gọi là Loài Giổi ăn hạt, tuy nhiên có bao nhiêu loài giổi cho ra hạt vẫn chưa nghiên cứu hết. Nhưng trong Dân Gian loại hạt dổi đã được sử dụng trong ẩm thực từ rất lâu.
Hạt Dổi khi khai thác có màu đỏ, đây là gia vị truyền thống của nhân dân vùng núi phía Bắc, ngoài ra công dụng kích thích tiêu hóa, trị đau bụng, ăn không tiêu.
Cây Dổi thuộc Chi Ngọc Lan hay Chi Giổi (Michelia) Nên cái tên Dổi hay Giổi cũng đều đúng. Đây là một loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á.
Một số loài trong Chi Ngọc Lan được trồng để lấy hoa, làm cảnh, ngoài ra sản xuất tinh dầu trong ngành công nghiệp nước hoa. Tên khoa học được đặt theo nhà thực vật người Ý Pietro Antonio Micheli.
Cây Dổi không chỉ có ở những vùng núi Phía Bắc, mà dọc dãy Trường Sơn và các tỉnh Tây Nguyên, cũng là nơi cư ngụ của loài cây này.
Ngoài Mắc Khén, Tiêu Rừng Măng Đen Kon Tum, Nhật Trường Kon Tum cũng có cung cấp loại Hạt Dổi từ vùng đất Tây Nguyên, hạt dổi này được xem là vàng đen, vì tuy tươi có màu đỏ, nhưng khi phơi khô lên có màu đen, và đặc biệt giá thành của loại này rất cao, nên còn gọi là “Vàng Đen” là vậy. Nhưng loại Hạt Dổi này đối mặt với nguy cơ phá rừng vì loại này người dân khai thác tận diệt, trong những năm gần đây, loại cây dổi đã có những hộ dân triển khai trồng, từ đó về giá thành cũng đã hạ cũng như tránh được nguy cơ phá rừng khai thác không bền vững, như những cây Ươi mà nhiều báo chí đã phản ánh.
Hạt Dổi xưa nay được xem là một đặc sản quý, Cứ 14kg Quả Dổi thì được 1kg Hạt tươi, Gọi là Hạt bởi vì khi khác thác Hạt sẽ được lấy từ trong những quả Dổi, 10kg Hạt Tươi được 1,5kg hạt Khô. Hạt Dổi trước giờ chủ yếu là gia vị trong các món ăn nướng, ướp hoặc làm nước để chấm.
Về Hạt Dổi hay Hạt Giổi có mùi hương gì, cá nhân tôi đánh giá có mùi như mùi của cây Sá Xị, còn vị thì cũng không có gì đặc biệt nhiều. Nên cho ít để sử dụng, nhiều cũng không khác biệt.
Về hóa học và tác dụng sinh học: Theo H.V. Oanh và cs. (T/c Dược liệu, tập 23, số 4/2018), hàm lượng tinh dầu trong hạt Giổi dao động từ 9,11 ± 0,66% đến 11,88 ± 0,44% (hạt tươi), và 5,16 ± 0,21% (hạt khô). Các hợp chất trong tinh dầu chủ yếu là safrol. Theo N.X. Dũng (1997) thì trong tinh dầu Giổi có các chất safrol, isosafrol, methyl eugenol, camphor , α-caryophyllen và elemicin.
Bước đầu xác định tinh dầu hạt Giổi có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn Candida albicans và Staphylococcus aureus, dùng trong hương liệu và bảo quản thực phẩm. Người dân địa phương cho biết thịt được ướp hạt Giổi có thể giữ trong thời gian dài mà không bị ruồi, bọ tấn công.
Hạt Giổi có mùi thơm, vị cay, tính ấm; làm thuốc chữa ho, ngâm rượu để uống và xoa bóp trị phong thấp, nhức mỏi gân xương, trị đau bụng, ăn không tiêu. Hạt Giổi còn được dùng làm gia vị chấm các loại thịt luộc (hạt Giổi nướng phồng, giã nhỏ, thêm muối/nước mắm), hoặc cho vào nước phở (vài hạt đã nướng, không giã). Dùng đến đâu, nướng đến đấy mới thơm