Mối quan hệ giữa Khí và Huyết

Thứ tư - 02/04/2025 09:27
Vị ở dưới cách mạng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiêu trường, miệng trên gọi là “bí môn”, miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn cũng gọi là “thượng quản”, u môn cũng gọi là “hạ quản” ba vùng gọi là “vị quản”. Thức ăn uống từ miệng vào, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị gọi là “đại thượng”. Cái kho lớn hoặc gọi là “bể của thủy cốc”.
Mối quan hệ giữa Khí và Huyết
Mối quan hệ giữa Khí và Huyết
Vị ở dưới cách mạng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiêu trường, miệng trên gọi là “bí môn”, miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn cũng gọi là “thượng quản”, u môn cũng gọi là “hạ quản” ba vùng gọi là “vị quản”. Thức ăn uống từ miệng vào, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị gọi là “đại thượng”. Cái kho lớn hoặc gọi là “bể của thủy cốc”.
Vị có công năng thu nhận và tiêu hoá cơm nước, nếu vị có bệnh thì sẽ xuất hiện các chứng vùng bụng chướng đau, chướng đầy, tiêu hoá không tốt, đói không muốn ăn, nôn mửa, nuốt chua, hoặc tiêu cơm chóng đói.
Khí huyết của cơ thể là chất tinh vi trong đồ ăn uống hoá sinh, bắt nguồn ở vị. Vì thế vị vừa là bể của thủy cốc, vừa là nguồn gốc của khí huyết. Sự vận động của lục phủ ngũ tạng, chân tay xương khớp đều nhờ vào sự dinh dưỡng của khí huyết, cho nên người có vị khí sung bại không thu nhận được cơm nước thì tiên lượng phần nhiều là không tốt. Người xua có nói: “ăn được thì tốt, không ăn được thì chết” tức là nói về tình huống này.
1. Khí có thể sinh huyết
Chỉ sự khí hóa là động lực sinh thành huyết dịch từ thủy cốc chuyển thành chất tinh vi, từ chất tinh vi thủy cốc chuyển hóa thành dinh khí và tân dịch, từ dinh khí và tân dịch chuyển hóa thành huyết màu đỏ. Mỗi khâu đều gắn liền với khí hóa. Khí thịnh tất huyết sung túc, khí hư huyết không thể đủ. Trên lâm sàng điều trị bệnh nhân huyết hư thường phối với thuốc bổ khí với ý nghĩa: bổ khí để sinh huyết.
2. Khí có thể hành huyết
Khí là động lực để huyết dịch tuần hành. Khí một mặt trực tiếp thúc đẩy huyết hành như tông khí. Mặt khác có thể xúc tiến hoạt động chức năng của tạng phủ, thông qua hoạt động chức năng của tạng phủ mà thúc đẩy huyết dịch vận hành. Khí hành thì huyết hành, khí ngừng thì huyết ngừng.
3. Khí có khả năng nhiếp huyết
Tác dụng thống nhiếp huyết của khí làm huyết chảy bình thường trong mạch mà không chảy ra ngoài. Khí không nhiếp huyết sẽ thấy chứng xuất huyết nên khi điều trị cần dùng phép bổ khí nhiếp huyết sẽ đạt đến mục đích cầm huyết. Trên lâm sàng thấy chứng xuất huyết nặng cần dùng đại tễ Độc sâm thang – bổ khí nhiếp huyết để khí mạnh lên cầm huyết.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây