Mùa Thu Dưỡng Phế

Thứ tư - 02/04/2025 09:55
Theo Y học cổ truyền, phế ở trong cơ thể là một trong năm tạng, vị trí ở trong lồng ngực bên phải, bên trái mỗi bên một lá, thể chất xốp. Phế thông với yết hầu, xoang mũi, khai khiếu ra mũi.
Mùa Thu Dưỡng Phế
Mùa Thu Dưỡng Phế
Theo Y học cổ truyền, phế ở trong cơ thể là một trong năm tạng, vị trí ở trong lồng ngực bên phải, bên trái mỗi bên một lá, thể chất xốp. Phế thông với yết hầu, xoang mũi, khai khiếu ra mũi.
Phế là tạng nằm ở vị trí cao nhất, có tác dụng bảo hộ cho các tạng phủ bên dưới, giúp chống đỡ ngoại tà từ bên ngoài xâm nhập vào
Chính vì thế phế được ví như là "Hoa cái"- cái tàn lọng che ở trên đầu. Nhưng phế cũng là một tạng non nớt, mảnh mai mà mềm yếu cho nên hễ có tà khí xâm nhập vào thì rất dễ bị bệnh.
Phế còn chủ khí, chủ bì mao, khi phế chịu tác động của ngoại tà từ bên ngoài xâm nhập vào sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyên phát của phế, chức năng túc giáng của phế (giáng khí xuống, giáng thủy dịch xuống). Phế muốn giáng được thì phải thông. Phế ở trên cao được ví là nắp của ngũ tạng.
Phế thông với khí của mùa thu, đặc tính của phế là ưa thanh nhuận, ghét táo nhiệt. Phế khí vào mùa thu thịnh vượng nhất, nhưng mùa thu cũng phần nhiều thấy bệnh biến của phế nhất. Do đó cần bảo dưỡng phế thật tốt, nhất là vào các mùa khô táo như mùa thu, mùa đông, để tránh các bệnh lý như ho suyễn, viêm phổi, viêm phế quản

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây