Thông tin này chỉ là mục đích giới thiệu về cây Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm của Việt Nam. Những thông tin dưới đây cho chính tôi dịch từ một số nghiên cứu của những tiến sĩ cổ truyền đang nghiên cứu về cây Sâm tại Mỹ và một số nguồn từ Trung Quốc. Tin tức này để nói lên Việt Nam có loại Sâm quý và được sử dụng phổ biến trên thế giới.Từ năm 2013, Nhật Trường Kon Tum chuyên sản xuất và cung cấp Sâm Dây uy tín chất lượng tại tỉnh Kon Tum tới khách hàng toàn quốc. Có rất nhiều khách hàng thắc mắc khác nhau giữa Sâm Dây, Đẳng Sâm và Nhân Sâm, hôm nay tôi sẽ giải thích sự khác nhau đó.
Codonopsis hay Đảng Sâm được sử dụng chủ yếu thay thế cho Nhân Sâm (Panax Ginseng). Đây là một loài thực vật hoa chuông có nhiều chi trên thế giới và một số chi được sử dụng trong Y học cổ truyền. Tên tiếng Trung loài thảo dược này là dangshen, tên tiếng Việt gọi là Đẳng Sâm, tại Kon Tum gọi là Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm. Tên này để chỉ ra rằng củ loại Sâm này cũng có chia chi như con người, nhưng về loài thì khác với Nhân Sâm. Trong đó Nhân Sâm tiếng Trung gọi là renshen. Chữ shen ở đây nghĩa là Sâm.
Lưu ý không chỉ loài panax ginseng mới được gọi là Nhân Sâm, vì có những loài Sâm cụ thể như Đẳng Sâm củ vẫn giống chi con người, cũng gọi là Nhân Sâm. Hay tại Việt Nam có một loại Sâm có tên Tiết Trúc Nhân Sâm chi panax, mặc dù không giống người cũng gọi là nhân sâm. Nên Trung Quốc mới gọi hai cái tên Dangshen là Đảng Sâm, Renshen cho loài Panax Ginseng. Loài Sâm này được phát hiện đầu tiên từ vùng Shandang của tỉnh Sơn Tây, là nơi cung cấp nhân sâm vào thời cổ đại.
Vì thế hiện nay một số nhà khoa học nghiên cứu về Y cổ truyền đã lập luận rằng cây Nhân Sâm trong các văn bản cổ thực sự là loài codonopsis, chứ không phải là loài nhân sâm Panax, mặc dù các tài liệu nguồn thực vật rất khó để theo dõi trong lịch sử.
Codonopsis xuất hiện và được dùng phổ biến trước thời nhà Thanh; nó được đề cập lần đầu tiên trong Bencao Congxin (bởi Wu Yiluo; 1751) và trong Bencao Gangmu Shiyi (của Zhao Xuemin, 1765). Bởi vì tính phổ biến của loài Codonopsis được sử dụng tại Trung Quốc nhiều hơn cả Nhân Sâm. Như món súp gà có thể được chế biến với codonopsis, kết với hoàng kỳ, hạt sen, trái lycium hay còn gọi là kỷ tử và các loại thảo mộc khác để tạo ra một bài thuốc bổ khí thơm ngọt. Trong khi Nhân Sâm sử dụng có vị đắng, nếu nói về chế biến món ăn Đảng Sâm được sử dụng trong ẩm thực phổ biến hơn hẳn.
Ở Hàn Quốc, rễ của cây Codonopsis lanceolata có liên quan được gọi là todok; nó được nêm muối và ớt cay, và được sử dụng làm thực phẩm. Vừa rồi tôi có tham quan một sự kiện hàng hoá Hàn Quốc, họ đã sử dụng rễ của loài Codonopsis kết hợp thành những món khác trong những món trà và chế biến món ăn. Khi tôi qua Trung Quốc, những món ăn cổ truyền đặc biệt là món súp ứng dụng Đẳng Sâm rất phổ biến, tại tiệm thuốc Đông Y cũng trưng bày.
Sau năm 1949 tại Trung Quốc, Loài Codonopsis trở thành tiêu chuẩn cho Nhân Sâm trong gần như tất cả các công thức thảo dược truyền thống. Nên đó là lý do sau này, các sách in sau này khi nói về bài thuốc cổ phương đều đề cập Đảng Sâm. Khi đó các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng codonopsis như một phiên bản nhẹ hơn của nhân sâm và nói về việc sử dụng ít nhất ba lần liều lượng để có được hiệu lực tương tự.
Tức sử dụng gấp ba lần so với Nhân Sâm để đạt được công dụng tương tự. Đối với thuốc sắc, điều này có nghĩa là thay thế 3-10 gram panax ginseng bằng 9-30 gram codonopsis. Trong Oriental Materia Medica, lưu ý rằng phạm vi liều cho codonopsis trong đơn thuốc là 12-30 gram / ngày.
Các loại thuốc được cấp bằng sáng chế được sản xuất tại Trung Quốc sau thế kỷ 20 đã dùng Codonopsis thay cho Panax Ginseng ngay cả khi nhân sâm vẫn được chỉ định là một thành phần trên nhãn. Và rất nhiều nhà sản xuất dược đã sử dụng codonopsis phổ biến, mặc dù nhân sâm hiện nay đã có sẳn về sống lượng nhưng cơ bản có một sự khác biệt đáng kể về giá giữa nhân sâm và codonopsis (tỷ lệ hơn 10: 1). Nên ở đây được hiểu rằng, loài codonopsis được sử dụng thay thế Nhân Sâm Panax, với giá thành rẻ hơn nhiều, mà công dụng như nhau, và các nhà sản xuất dược đã thay thế bằng codonopsis trong thành phần thuốc. Nên hiện nay có thể thấy, trong một số thành phẩm dược phẩm ngoài thị trường, cụ thể như các thuốc trị ho, khi xem thành phần, sẽ thấy Đảng Sâm không có nhân Sâm. Tại Việt Nam một số công ty dược cũng ứng dụng cây Đinh Lăng thay thế Nhân Sâm.
Có rất ít tài liệu nghiên cứu về thành phần chất của loài Codonopsis. Chỉ được mô tả về saponin cụ thể codonoposide, alkaloids và polysacarit. Saponin rất có thể là thành phần chính của Codonopsis; Họ thực vật thuộc họ codonopsis, thuộc họ hoa chuông, rễ của những dược liệu này tại Trung Quốc, bao gồm adenophora (nanshashen) đó là Dược liệu Sa Sâm cũng họ hoa chuông và platycodon (jiegeng) Dược liệu Cát Cánh họ hoa chuông, đều có saponin được cho là nguyên tắc trị liệu. Codonopsis có chứa polysacarit, chiếm khoảng 1% trọng lượng khô của rễ, nhưng không biết liệu đây có phải là hoạt chất y học hay không. Tức về khoa học hay thành phần chất của những cây dược liệu vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, cũng chưa nghiên cứu được hết, người xưa chủ yếu sử dụng và thông qua kết quả của cây thuốc, và định tính theo kết quả sử dụng. Sau đây tôi sẽ trình bày về công dụng Đông Y của Đảng Sâm Codonopsis. Cũng như Đảng Sâm so với Nhân Sâm như thế nào trong những tài liệu cổ.
Một số lời giải thích khá dài về sự khác biệt giữa nhân sâm và codonopsis được đưa ra trong cuốn sách Thuốc thảo dược Trung Quốc: So sánh và Đặc điểm, như sau:
Nhân sâm là loại thảo mộc quan trọng nhất để bổ khí. Tức Qi trong Y học cổ truyền. Nó có thể củng cố nguyên khí ban đầu, do đó nó có thể cân bằng Âm Dương. Nó cũng có thể củng cố mạnh mẽ khí, được coi là nền tảng của sự sống và nguồn khí và máu. Tuy nhiên, mặc dù nhân sâm là một loại thảo dược để làm bổ khí và thúc đẩy các chức năng của tất cả các cơ quan nội tạng, nhưng nó rất tốn kém, trong những trường hợp phải sử dụng sản phẩm nhân sâm tốt, tức là loại nhân sâm chất lượng hay còn gọi wild ginseng, nhân sâm tự nhiên; do đó, nó chỉ được sử dụng trong trường hợp nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp thiếu khí, và đặc biệt là trong các rối loạn mãn tính, một lượng lớn codonopsis được sử dụng như là một thay thế hiệu quả cho nhân sâm. Codonopsis là ngọt, trung tính, và đi vào lá lách và kinh tuyến phổi. Codonopsis có hiệu quả để làm dịu khí quản và khí phổi, và hành động của nó nhẹ nhàng hơn nhiều so với nhân sâm. Trong những bài thuốc cổ phương có ghi lại cách dùng một vị Sâm trong bài Độc Sâm thang, đây là cũng là điểm khác nhau giữa nhân sâm và đảng sâm.
Độc Sâm Thang
Cấu trúc bài thuốc: Nhân Sâm 12g
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng: Ích khí cố thoát đại bổ nguyên khí dùng các trường hợp cấp cứu
Chỉ định: Xuất huyết nhiều, vết thương nặng, suy tim, thường gặp các triệu chứng sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh vã mồ hôi, tinh thần lơ mơ, mạch vi tế, có thể choáng, ngất
Phân tích bài thuốc: Nhân sâm là đại bổ nguyên khí và ích khí cố thoát, xuất huyết nhiều là huyết thoát dùng cầm máu cố thoát. Nếu chân tay lạnh, vã mồ hôi, huyết áp hạ không lên, mạch vi tế (khó bắt), tức là vong dương, hư thoát có thể thêm Phụ Tử hoặc Can Khương. Còn gọi là Sâm Phụ Thang để hồi dương cứu nghịch. Nếu kèm theo ra mồ hôi không ngừng (đại hãn) cũng là chứng thoát thì thêm Long Cốt, Mẫu lệ để hồi dương cứu thoát gọi là bài” Sản phụ tông mẫu thang” Lưu ý Phụ Tử là một vị thuốc cực độc, và bài thuốc này dùng để trong trường hợp cấp cứu, chỉ có thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm mới dùng và thực tế rất ít dùng.
Nên ta mới có thể thấy Nhân Sâm không phải dùng tuỳ tiện là được. Chỉ dùng khi cần thiết, nếu dùng quá nhiều dẫn tới rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khi dùng kết hợp nhân sâm sẽ vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ huyết áp, dùng liều cao nhân sâm làm tim đập nhanh tăng huyết áp. Đó là lý do nhiều người dùng nhân sâm bị tăng huyết áp, hay còn gọi là tăng xông.
Điểm mạnh của loại thảo dược Codonopsis Đẳng Sâm là nó không tác dụng phụ, nó không tạo ra nhiệt và khô trong cơ thể, và vì vậy nó phù hợp hơn cho nhiều bệnh mãn tính với thiếu khí và bệnh về phổi so với nhân sâm. Nó cũng có thể bổ âm và chất dịch cơ thể, do đó cũng được sử dụng cho sự thiếu hụt cả khí và âm hay còn gọi là yin. Ngoài ra, một liều lượng lớn của codonopsis (tức là, ít nhất sáu lần so với liều lượng của nhân sâm) có thể được sử dụng thay thế cho nhân sâm trong điều trị thiếu hụt nghiêm trọng của khí trong phổi.
Một trong những phát triển gần đây ở Trung Quốc là sản xuất thuốc với chiết xuất cô đặc của hai loại thảo dược trị bệnh: codonopsis cộng với astragalus (Hoàng Kỳ). Chúng thường được sử dụng như một loại thuốc phục hồi để hỗ trợ những người bị suy yếu do bệnh tật, phẫu thuật hoặc điều trị y tế khác, mất máu hoặc chấn thương khác. Codonopsis thường được sử dụng để thay thế nhân sâm panax vì nó kinh tế hơn nhiều và có tác dụng tương tự trong việc nuôi dưỡng Qi. Do đó, đôi khi nó được mệnh danh là nhân sâm của người nghèo. Bạn có thể thay thế nó bằng nhân sâm panax hoặc nhân sâm Mỹ.
Để sử dụng tốt nhất loại thảo dược này, cần xem xét những điều sau:
Khi những người lo ngại về tác dụng phụ của nhân sâm, codonopsis có thể được thay thế, hiệu quả của codonopsis có thể được cải thiện bằng cách kết hợp bạch truật atractylodes trắng (baizhu)
Các bác sĩ Y Học Cổ Truyền cụ thể Trung Quốc đã kết luận rằng codonopsis đặc biệt hữu ích trong trường hợp khí hư yếu dẫn đến phân lỏng và tiêu chảy hoặc các trường hợp khác của khí giảm dần, và đối với các trường hợp thiếu máu có thể là thứ phát do thiếu khí.
Nhiều khách hỏi tôi dùng Sâm gì thì bổ. Tôi trả lời ngay Sâm Dây Kon Tum. Tại sao nên dùng
Thứ nhất đây là loại Sâm có trong Đông Y từ lâu đời và thầy thuốc Đông Y sử dụng, có mặt phổ biến trong các thang thuốc. Thập Toàn Đại Bổ, Tứ quân tử thang,…
Thứ hai đã dùng dược là phải là lâu dài, vậy dùng Sâm Dây thôi, giá thành rẻ, dùng uống hằng ngày, mua 1 kg nấu nước có khi nấu 3 tháng chưa uống xong. Đó là lý do thế giới gọi là Poor Ginseng, Poor ở đây là chỉ là sâm nó có tác dụng thay thế nhân sâm với giá thành cực kỳ rẻ, nên gọi là poor ginseng, nên chỉ có Đẳng Sâm được gọi tên là Poor Ginseng. Chứ không phải nghe Poor là Nghèo, Nghe Nghèo là nó dở. Đẳng sâm được áp dụng ở tất cả bệnh viện y học cổ truyền việt nam và thế giới. Nhưng nguồn sâm chất lượng thì không phải nơi nào cũng giống nhau.
Thứ ba đây là loại sâm gốc bản địa của Việt Nam, người Việt dùng Sâm Việt, đó là câu Nam Dược Trị Nam Nhân của Đại Y Sư Tuệ Tĩnh, tức thuốc của người Nam chữa bệnh cho người Nam. Khi tôi họp tại trụ sở HDND – UBND Tu Mơ Rông Kon Tum, bác phó chủ tịch cũng nhận định luôn Sâm Dây còn tốt hơn rất nhiều loại Sâm nước khác. Trong khi nhiều nước đang trồng Sâm công nghiệp. Mà một ký tươi thì giải quyết được gì? Dùng dược là phải lâu dài. Trong khi 1 kg Sâm Dây Khô (là rất nhiều kg tươi) bán ra mấy trăm ngàn, sâm chất lượng, giá thành lại rẻ.
Nhật Trường Kon Tum là thương hiệu chuyên cung cấp những dược liệu, đặc sản từ tỉnh Kon Tum đến với khách hàng toàn quốc và thế giới. Chúng tôi đã và đang nỗ lực giới thiệu cây Sâm Việt Nam đến tay khách hàng Việt Nam và thực hiện nhiều dự định ấp ủ trồng Sâm để hạ giá thành hơn nữa, để người Việt dùng Sâm Việt hằng ngày.
Nguồn tham khảo từ:
Codonopsis: Medicine and Food by Subhuti Dharmananda, Ph.D., Director, Institute for Traditional Medicine, Portland, Oregon
Hsu HY, et al., Oriental Materia Medica: A Concise Guide, 1986 Oriental Healing Arts Institute, Long Beach, CA.
Zhu YP, Chinese Materia Medica: Chemistry, Pharmacology, and Applications, 1998 Harwood Academic Publishers, Amsterdam.
Yang Yifan (2002), Chinese Herbal Medicines Comparisons and Characteristics, Churchill Livingstone, London.
State Administration of Traditional Chinese Medicine, Advanced Textbook on Traditional Chinese Medicine and Pharmacology, (vol. 2), 1995 New World Press, Beijing.
Jiao Shude, Ten Lectures on the use of Medicinals, 2003 Paradigm Publications, Brookline, MA.
Fratkin JP, Chinese Herbal Patent Medicine: The Clinical Desk Reference, 2001 Shya Publications, Boulder, CO.
Liu Xianming (2007), TCM treatment for severe climacteric dysfunctional uterine bleeding—a report of 43 cases, Journal of Traditional Chinese Medicine; 27(1): 46–48.