Từ xa xưa, ở các tôn giáo lớn ở phương Đông tin có một con mắt thứ ba gắn ở giữa trán của các vị thần hay các vị Giác Giả đã ngộ Đạo đạt được cõi tu hành cao. Tại Ấn Độ giữa trán người ta cho một chấm đỏ vào và gọi đây là Thần Nhãn dùng để thấy những gì mà mắt thường không thấy được. Trong Phật Giáo về Luân Xa hay Chakra, có 7 loại luân xa mà loại thứ 6 chính là con mắt thứ 3 ngay giữa trán. Trong thực hành Yoga, việc luyện tập Marantha để có thể khai mở con mắt thứ ba nhìn sang những thế giới khác là những gì họ nói đến. Đạo Cao Đài của Việt Nam biểu tượng con mắt, quan niệm con người khi tu hành sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình.
Bức tượng hình nón thông tại Vatican liệu có liên quan tới thể tùng quả?
Thể tùng quả hiện diện trong các nền văn minh cổ đại như La Mã, Mê-hi-cô, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp. Ngày nay bức tượng hình nón thông tại Vatican và cây gậy có nón thông của Đức Giáo Hoàng phải chăng nó có liên quan. Tại sao các nền văn minh và tôn giáo đều có những biểu tượng trùng hợp đến thế.
Có 7 Luân Xa trong Ấn Độ Giáo nói đến, Luân Xa thứ 6 nằm giữa trán người và là con mắt thứ 3
Vào thế kỷ thứ 3 TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện trong bộ não con người có một phận nhỏ, hình dạng như quả thông. Nên cái tên thể tùng quả bắt nguồn từ đây.
Ngày nay khi phân tích về não nó có một bộ phận gọi là thể tùng quả, kỳ lạ hơn nó cấu tạo y hệt hai đôi mắt của con người. Năm 1919, Frederick Tilney và Luther Fiske Warren đã có một báo cáo về thể tùng quả, nó nhạy cảm với ánh sáng cũng như có các khả năng thị giác khác. Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực nghiệm một số thí nghiệm và cho kết luận thể tùng quả chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thuỷ tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt.
Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu con mắt thứ 3 này và cho những kết quả hết sức ngạc nhiên. tiến sĩ Cheryl Craft, Trưởng khoa Tế bào và Sinh học Thần kinh, Đại học Nam California, Mỹ nghiên cứu về con mắt thứ 3 của thằn lằn đã thấy nó phản ứng với ánh sáng.
Năm 1995. Ông kết luận “Giải phẫu thể tùng của thằn lằn cho thấy nó có cấu tạo giống hệt con mắt cả về hình dáng lẫn cấu tạo giác mạc.”
Tiến sĩ David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ (NICHD) cho biết ”Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác”
Vị trí của thể tùng cũng rất đặc biệt, khi ở não đều có 2 bên đối xứng với nhau, thì thể tùng nằm gần trung tâm của não, nơi giao nhau của 2 đồi não. Trước đây các nhà khoa học lý luận đây là một con mắt của con người nhưng qua quá trình tiến hóa nó đã bị thái hóa. Vì các nhà khoa học không hiểu nó sinh ra để làm gì, hiện nay thì có nghiên cứu đã chỉ ra thể tùng quả nơi sản xuất ra hoóc-môn Melatonin. Melatonin giúp điều hòa giấc ngủ và liên quan tới nhịp sinh học trong cơ thể người mà mới đây Nhịp Sinh Học vừa được trao giải Nobel Y Học năm 2017.
Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa – người có bằng y khoa từ trường ĐH Trùng Khánh, Trung Quốc. Ông đã mô tả về việc phẩu thuật chỗ vị trí ấn đường (con mắt thứ ba). Sau đó ông đã phát triển được những năng lực đặc dị.
Các nhà xuất bản đã chấp nhận cuốn sách của Lobsang Rampa sau khi gửi bản sao tới hơn 20 chuyên gia để đánh giá. Họ viết “Chúng tôi thấy rằng ông ấy vượt trên đức tin ở Tây Phương, mặc dù theo quan điểm của Tây Phương thì khó có thể chấp nhận được”.
Chân dung Lobsang Rampa, quý vị tìm hiểu thêm Chân dung lạt ma
Trong cuốn The Rampa story và Doctor from Lhasa thì ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của người Anh (tên là Cyril Henry Hoskin) để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Rampa nhập vào thì mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.
Ở Việt Nam, nhiều cuộc thử nghiệm về đề tài này cũng đã được tiến hành. Về người phụ nữ tên Hoàng Thị Thiêm có thể bịt mắt đọc sách, có thể đọc bằng trán, mũi, thái dương. Nhiều nhà khoa học Đức, Pháp, Hàn khảo nghiệm về khả năng "con mắt thứ 3" và đều cho rằng lý do nào đó chị được kích hoạt một chức năng của não bộ. Chứng tỏ về việc tồn tại con mắt thứ 3 là có thật và những gì ghi lại trong sách cổ đều chính xác. Chứ quý vị nào giải thích chị nhìn bằng gì?
Hoàng Thị Thiêm bịt mắt đọc sách báo trước các nhà khoa học
“Những điều chúng ta biết là hữu hạn, còn những điều chúng ta chưa biết là vô hạn”
Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn