Bổ Thận và bệnh đau lưng

Thứ sáu - 29/12/2023 07:56
Bài thuốc Thập Nhị Dược Thảo của tôi làm ra để Bổ Thận giúp mang lại khí huyết lưu thông tốt từ đó cân bằng âm dương, từ đó nhiều chứng bệnh sẽ hết theo. 
Bổ Thận và bệnh đau lưng
Bổ Thận và bệnh đau lưng
Bài thuốc Thập Nhị Dược Thảo của tôi làm ra để Bổ Thận giúp mang lại khí huyết lưu thông tốt từ đó cân bằng âm dương, từ đó nhiều chứng bệnh sẽ hết theo. 
Anh khách đã sử dụng nhiều năm sản phẩm Nhật Trường Kon Tum, dùng hết đau lưng
Cơ thể chúng ta có 2 quả thận, nằm ở gần thắt lưng và đối xứng nhau qua cột sống. Thận trái nằm nhích lên 1 chút so với thận phải. Chức năng của thận là lọc và đào thải độc tố ra khỏi máu. Khi thận bị tổn thương, nam giới thường gặp phải hiện tượng đau lưng.
Thận yếu là tình trạng tổn thương các tế bào cầu thận với các biểu hiện đặc trưng là sự tăng cao của nồng độ protein trong nước tiểu, phù thũng toàn thân, đặc biệt là chân tay.
Bệnh lý này gây ra những cơn đau âm ỉ ở khu vực lưng, xung quanh đốt sống. Ở giai đoạn tiến triển nặng, cảm giác đau dữ dội hơn, kéo chằng lên phần ngực gây khó thở, quặn thắt.
Bên cạnh đó, thận chứa sỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở nam giới. Sỏi thận hình thành do nồng độ khoáng chất và muối trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày tích tụ thành những viên cứng. Sỏi có kích thước càng lớn thì khả năng gây ra tắc nghẽn và tạo áp lực cho thận càng cao. Trong quá trình di chuyển, những viên sỏi cọ xát vào nhau khiến tế bào thận bị tổn thương. Cơn đau từ thận có thể kéo lan ra khu vực xung quanh gây đau lưng.
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thận là cơ quan tối quan trọng của cơ thể, được xem là nền móng của sự di truyền và là gốc rễ của mọi hoạt động sống. Tạng thận có mối liên hệ mật thiết với các tạng phủ khác, nhằm điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể nam giới.
Một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của thận là “chủ cốt tủy”. Đây là cơ quan lưu trữ tinh hoa của cơ thể, đồng thời sản sinh ra tủy. Tủy sống có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tế bào xương. Vì thế, thận hư, thận yếu dẫn đến loãng xương, xương giòn yếu, dễ gãy.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây