Thất diệp nhất chi hoa còn có tên là Cây Bảy lá một hoa, tên khoa học Paris poluphylla Sm, vì cây này có 7 lá ở giữa mọc lên một cây hoa rất đẹp. Ngoài ra nó còn có tên là độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
Đây là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2.5 cm rất nhiều đốt. Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô.
Trong Thất diệp nhất chi hoa người ta nghiên cứu có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin và paristaphin.
Cây bảy lá một hoa còn là một vị dược liệu được sử dụng trong dân gian, có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhiều người còn gọi là Sâm Bảy Lá có tác dụng mát gan, nhuận tràng, nhưng dùng quá liều sẽ gây tiêu chảy.
Đây là một dược liệu quý của Việt Nam, cần được bảo vệ và phát triển. Vì có những dược liệu hiện nay Trung Quốc thu mua rất nhiều mà chúng ta vẫn chưa biết được hết công dụng của cây thuốc mình ra sao là điều rất đáng tiếc. Xưa, từ vua chúa đến dân thường, từ nhà giàu cho đến người cùng cực, tất cả đều dùng cây lá thiên nhiên mà chữa trị bệnh, kể cả bệnh nan y. Câu nói: “ Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh. Ông Tổ thuốc Nam – Tuệ Tĩnh tức dùng thuốc Nam trị bệnh cho người nước Nam của đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ thầy thuốc YHCT Việt Nam.
Trong những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi có nói đến về cây này và cũng rất hay. Cây này có tác dụng giải độc nhất là đối với loài rắn độc. Tại vùng Quảng Tây Trung Quốc trong nhân dân có câu ngạn ngữ:
“Ốc hữu thất diệp nhất chi hoa,
Độc xà bất tiến gia”
Nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được. Ngoài ra nó còn được dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen xuyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên nơi sưng đau.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền