Cẩu tích có tên đầy đủ là Kim Mao Cẩu Tích, ở các tỉnh Tây Nguyên thì có tên là rễ lông cu ly, cẩu tồn mao, cây lông khỉ.
Tên Khoa Học: Cibotium barometz Thuộc Họ Lông Cu Lu Dicksoniaceae
Cẩu tích hay Kim Mao Cẩu Tích bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng. Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.
Thời Trung Cổ cây cẩu tích đã có, nó được gọi là cây cừu vì không ai có thể giải thích loại thực vật kỳ lạ này. Trích theo Wikipedia
Cây cừu (tiếng Latin: Agnus scythicus hoặc Planta Tartarica Barometz) là một động vật hình cây huyền thoại của Trung Á, được tin là có quả là con cừu. Cừu kết nối với cây bằng một dây rốn và ăn thực vật ở vùng đất xung quanh cây. Khi hết thực vật thì cả cây và cừu đều chết.
Mặc dù hình ảnh cây cừu này bắt nguồn từ suy nghĩ của con người thời Trung cổ nhằm giải thích cho sự tồn tại của sợi bông nhưng cơ sở của huyền thoại lại là một loài cây có thật được gọi là Cẩu tích (Cibotium barometz, một loài cây dương xỉ thuộc chi Cibotium). Cây này có nhiều tên gọi khác nhau như cừu Scythia, Borometz, Barometz hay Borametz; trong đó, ba cách gọi cuối đều là cách viết khác nhau với ý nghĩa địa phương là "cừu". "Con cừu" được tạo ra bằng cách cắt bỏ lá dương xỉ khỏi một đoạn ngắn trên phần thân rễ phủ đầy lông mịn như len của cây. Sau khi lật ngược thân rễ lên thì cái cây ban đầu trông giống một cách lạ thường với một con cừu len có chân là các cuống lá bị cắt đứt. Bảo tàng Vườn (Garden Museum) ở Luân Đôn, Anh có trưng bày một mẫu vật này.
Theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi giải tích tên Cẩu Tích vì rễ cây này giống như một con vật cho nên ngày xưa tại Châu Âu thế kỷ 16-17, người ta cũng cho nó là một con vật và đặt tên là Agnus Scynthius. Người ta cho rằng cây động vật này sinh ra do một hạt dính vào rễ có máu và thịt như một con vật ăn cỏ. Vì con vật này không đi lại được cho nên sau khi nó ăn hết cỏ xung quanh nơi nó được sinh ra thì nó chết đi.
Cẩu tích phân phố nhiều ở rừng núi Tây Nguyên, khi về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng.
Có người kỹ hơn đồ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần. Có khi lại còn đồ với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.
Cẩu tích được dùng trong phạm vi nhân dân dùng để bổ gan, bổ thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đầu gối, chữa phong thấp. Người già hay đi tiểu tiện nhiều lần. Ngày dùng 10-18g theo GS Đỗ Tất Lợi trang 491
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền