Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng sử dụng của cây tổ kiến là thân củ, thân phình thành củ do kiến đục làm tổ, tạo thành hốc, lỗ. Loài thực vật cộng sinh với kiến tạo nên cái hốc như hang kiến
Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng của cây tổ kiến là thân củ, thân phình thành củ do kiến đục làm tổ, tạo thành hốc, lỗ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, chỉ lấy những củ to, đem về, cắt bỏ gốc và rễ, cạo sạch vỏ ngoài, bổ đôi, rũ hết kiến và tạp chất bên trong, thái lát mỏng, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, để sống hoặc sao vàng. Tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm kháng sinh, sát trùng.
Cây tổ kiến còn có tên là bí kỳ nam, trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến. Là loại cây có củ tự nhiên, mọc hoang ở rừng thứ sinh, trên những cây gỗ to chỉ có ở miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên. Cây sống hoàn toàn phụ sinh, thân biến dạng thành củ. Phía dưới củ mọc ra những rễ nhỏ và phía trên mang cành lá, cành ngắn mập, màu nâu.
Thành phần hoá họcNhìn sơ bộ thấy nước ép củ kiến kỳ nam có chứa rất nhiều muối vô cơ (có lẽ do kiến tha về), vết alkaloid (Phân viện dược liệu TPHCM, 1981).
Liều dùng & cách dùngLiều dùng 6 - 12g, sắc uống hoặc nấu cao uống.