Sâm Đại Hành có tên khoa học Eleutherine subaphylla Gagnep. Tên hay dùng là Sâm Đại Hành, vì hình dạng giống củ Hành, ngoài ra còn có các tên như Tỏi Lào, Tỏi Đỏ, Hành lào, Hành Đỏ. Đây là một loài cây thảo cao 20-30cm. Thân hành thường gọi là củ, điểm đặc biệt giống củ hành nhưng dài hơn, có vảy màu đỏ nâu, nên gọi là Sâm Đại Hành cũng vì lý do ở đặc điểm nhận dạng bề ngoài.
Có hai luồng ý kiến là loại Sâm này đặc hữu ở Đông Dương, vì thấy xuất hiện ở các tỉnh miền Trung trở vào, ngoài ra có cả Lào và Campuchia, một số cho rằng loài này có xuất phát từ Châu Mỹ,mọc hoang và được trồng lấy củ làm thuốc sau 1 năm trở lên, được ứng dụng rất lâu trong Y Học Cổ Truyền.
Sâm Đại Hành ứng dụng trong Y Học Cổ Truyền từ xa xưa, đặc biệt là trong Cây Thuốc Nam của người Việt. Sâm Đại Hành trồng phổ biến ở các vườn thuốc Nam, phơi khô dành cho lương y, bác sĩ Y Học Cổ Truyền bốc thuốc, ngoài ra ứng dụng trong ẩm thực, xào ăn, nấu nước, ngâm rượu uống.
Nước củ Sâm Đại Hành màu đỏ tươi còn dùng để tạo màu trong thực phẩm, Củ Sâm Đại Hành Nhật Trường Kon Tum cung cấp được trồng tại ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong dược lý hiện đại, Sâm Đại Hành kháng với một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và đường ruột, kích thích tiêu hóa, an thần.
Trong Y Học Cổ Truyền, Sâm Đại Hành có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. tác dụng bổ huyết, tiêu độc, sinh cơ, thông huyết, an thần…được ứng dụng làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa, ăn kém, ngủ khó, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, sang thượng ứ huyết, phong thấp đau khớp, dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Tính chất, tác dụng: Người ta đã tìm thấy 4 chất trong củ là Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định. Chúng đều có tác dụng kháng sinh với chủng Staphylôcccus aureus. Theo Y học cổ truyền, Sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết sinh cơ, chỉ khái.
Ở Indonesia, rễ sâm đại hành được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng. Ở Philippines, nhân dân dùng rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, để nhổ gai ở chân và đắp vào vết châm đốt của sâu bọ, nhọt, vết thương. Rễ củ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng. Ở Peru, thổ dân vùng Amazon dùng sâm đại hành trị rối loạn tiêu hóa và bệnh ngoài da. Ở trung Haiti, rễ sâm đại hành trị vô kinh dưới dạng thuốc sắc và ngâm rượu.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Phụ nữ có thai không sử dụng.
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền