Với hàm lượng hữu cơ trên 30%, vỏ cà phê là một nguồn nguyên liệu quý và có sẵn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo độ phì cho đất.
Ngoài hữu cơ, NPK trong vỏ cà phê khá cao (N: 1,95 - 2,35%, P2O5: 0,27 - 0,38%, K2O: 1,92 - 2,22%), là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất phân hữu cơ chất lượng tốt bón cho cà phê, hồ tiêu
Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng trong vỏ cà phê mà nó được đánh giá cao trong việc dùng làm phân bón cho cây trồng. Theo ghi nhận, vỏ cà phê là nguyên liệu sử dụng để ủ làm phân bón hiệu quả. Do đó, đây chính là mô hình thu lợi nhuận tuyệt vời dành cho người dân. Bởi thế, ngày nay mô hình mang “phế phẩm” này để ủ làm phân vi sinh, bón cho vườn cây đang được người nông dân hưởng ứng mạnh.
Thành phần dinh dưỡng trong vỏ cà phê chính là yếu tố giúp nguyên liệu này trở thành loại phân bón hữu cơ tuyệt vời trong trồng trọt. Cụ thể, nó chứa trên 80% chất hữu cơ, rất nhiều chất khoáng cần thiết.
Cho nên, có thể nói rằng việc ủ vỏ cà phê làm phân bón là loại phân hữu cơ tốt, rẻ tiền nhất. Bởi, ngoài chất hữu cơ dồi dào, nó còn chứa nhiều khoáng chất (trung và vi lượng) mà các loại phân hữu cơ khác không có được.
Bã cà phê được dùng làm phân bón cho hoa hồng hiệu quả
Sử dụng bã cà phê bón hoa hồng: Đây là loại phân bón tuyệt vời, đơn giản nhất để chăm sóc cây hoa được đơm hoa khoe sắc rực rỡ.
Nuôi trùn quế bằng bã cà phê: Bã cà phê không được bỏ đi sau khi dùng nữa mà nó sẽ được mang để nuôi trùn quế hiệu quả.
Xử lý bã cà phê để trồng nấm: Trong công tác trồng các loại nấm ăn, bã cà phê được dùng để làm phân bón. Do đó, khi có nhu cầu trồng nấm mọi người có thể tham khảo nguyên liệu này để tiết kiệm chi phí.