Ý Dĩ có tên là Bo Bo hay còn gọi dĩ mễ, dĩ nhân. Ý dĩ có tên khoa học Coix lacryma-jobi thuộc họ lúa poaceae.
Ý dĩ hay còn gọi ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân của loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ.
Ý dĩ trước đây mọc hoang ở khắp các tỉnh miền núi, tại huyện Tu Mơ Rông Kon Tum, cây bo bo là cây được đồng bào Xê Đăng trồng từ bao đời nay, là cây bản địa của người tại đây.
Cây Bo Bo trước đây người Xê Đăng sử dụng là cây lương thực, nấu với gạo thành cơm, nấu có vị bùi bùi, ngọt,…Đặc biệt, vào tháng cuối năm đồng bào hay dùng hạt bo bo để nấu rượu cần và xem đó cũng như cây dược liệu trong vùng. Giá trị dinh dưỡng của ý dĩ rất cao, với sức khỏe, hạt ý dĩ nấu cháo mang đến rất nhiều lợi ích.
Cây bo bo có lượng protit và chất béo, chất tinh bột cho nên ý dĩ là một chất thuốc bồi bổ cơ thể. Nhưng trong Đông Y thường coi ý dĩ là một vị thuốc nếu dùng sống “lợi thấp nhiệt”, dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu thuỷ thũng, chữa được gân co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi.
Theo tài liệu cổ ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn vào 3 kinh tì, vị phế. Có tác dụng kieenmj tì bổ phế, thanh nhiệt thẩm thấp, Dùng chữa thuỷ thung cước khí tiết tả, phế ung, phế nuy.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, hạt ý dĩ có chứa các chất dầu ý dĩ, mỡ ý dĩ, kích thích tố ngũ cốc, chất albumin, chất béo, vitaminB... có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng can-xi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh...
Hạt ý dĩ nấu cháo thường được kết hợp cùng hạt sen. Ngoài ra, đây còn là một trong những nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
Cháo ý dĩ phù hợp với để lợi tiểu, giải nhiệt. Vì thế thường xuyên ăn độ cay nóng như xoài, sầu riêng, đồ cay, chiên nóng... Đặc biệt, dưới thời tiết nắng nóng cần phải bổ sung ý dĩ nhiều hơn so với người bình thường.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền