Cây Sung là một loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam, trái sung Việt nhỏ hơn trái sung mỹ. Nhật Trường Kon Tum cung cấp trái sung khô khai thác tại rừng Kon Tum, thái lát, khô, sạch, chất lượng.
Người Việt Nam rất thích trồng cây Sung làm cảnh và bày sung trong mâm quả ngày Tết, mong muốn sự sung mãn, tròn đầy.
Theo kết quả nghiên cứu Dược Lý Thực Nghiệm, Quả Sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, phòng chống ung thư.
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm. Quả sung mọc thành chùm ở thân hoặc cành già, khi chín có màu đỏ, vị ngọt. Quả non hơi chát và nhiều nhựa. Quả sung không những dùng để ăn mà còn ứng dụng trong Y Học Cổ Truyền.
Quả sung có nhiều tên khác nhau như vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, có tác dụng giải độc, kiện tỳ thanh tràng. Dùng chữa viêm họng khản tiếng, tiêu hóa kém, viêm ruột, kiết lỵ, ...Về dinh dưỡng, trong100g sung chín chứa 79g nước; 0,4g chất béo; 0,8g protein; 19g bột đường; 1,2g chất xơ; 142 UI sinh tố A; vi chất Ca, Sắt, Na, Kali, phốt pho và vitamin C, B1, B2, B6, PP...
Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 - 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 - 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, nên dân gian có câu: “rụng như sung.”
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ.
Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền