Tam Thất NamĐi dọc một hàng thông lớn tuổi, tôi nhìn dưới mặt đất là một loại hoa màu tím rất đẹp. Tôi nhận ra đây là cây Tam Thất Nam, nhiều khách hàng muốn mua giống trồng loại này, cũng như đây có phải tam thất không, tác dụng là gì? Tên khoa học là gì? Việt nam có tam thất không?
Đầu tiên đặt tên là Tam Thất Nam là một loại tên dân gian, chứ không phải chi Tam Thất trong Đông Y, chi Tam Thất là chi Panax, chi của Nhân Sâm. Cũng như Cam Thảo Nam cũng khác Cam Thảo Bắc cũng như công dụng và tên khoa học, chi, họ. Gọi là Tam Thất Nam có thể khi đào củ lên thấy gần giống củ Tam Thất Bắc.
Tam Thất Nam còn có tên gọi khác là Tam Thất Gừng, Cẩm địa la, thiền liền tròn, ngải máu, tam thất gừng, khương tam thất hoặc ngải năm ông
Tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).Tam thất nam phân bố nhiều ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Ở nước ta, dược liệu này được trồng nhiều ở các khu vực như Lào Cai, Tây Nguyên và Hòa Bình.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quảnBộ phận dùng chữa bệnh: Củ tam thất nam
Thu hái: Quanh năm
Chế biến và bảo quản: Cẩm địa la sau khi hái xong sẽ được xử lý và phơi khô. Sau đó, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và mối mọt.
Thành phần hóa họcTam thất nam chứa các thành phần như Saponin triterpen, Cystein, Acid oleanolic, Prolin, Lysin và Histidin.
Theo Đông y cây dược liệu có vị cay nóng, hơi đắng, tính ấm có tác dụng chủ trị là cầm máu và loại bỏ độc tố cơ thể. Nhiều bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị chảy máu cam, băng huyết, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Ngoài ra dược liệu còn được sử dụng để chữa rắn độc cắn, đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
Tác dụng của Tam thất nam theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã tìm thấy rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong tam thất nam như Saponin triterpen, Cystein, Acid oleanolic, Prolin, một lượng nhỏ Lysin và Histidin.
Theo một số nghiên cứu, tam thất nam chứa nhiều chất có đặc tính sinh học cao, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp. Bên cạnh đó, dược liệu còn có công dụng cầm máu, giúp điều hòa băng huyết và chữa tiêu sưng.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền