Cây giảo cổ lam thường mọc hoang dại trong rừng tại Việt Nam, Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum. Đây là loài cây thân thảo, dây leo, mọc lá có tua cuốn. Mỗi cành chỉ có 5-7 lá, lá dạng xòe ra như bàn tay. Hoa mọc thành cụm hình sao, quả hình cầu, khi chín có màu đen. Giảo cổ lam được chia thành 3 loại: loại 3 lá, loại 5 lá và loại 7 lá. Chúng là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng thần kỳ, được sử dụng trong đông y từ rất sớm.
Người ta tìm thấy trong giảo cổ lam 2 hợp chất hóa học chính là flavonoid và saponin, cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: kẽm, sắt, mangan, phốt pho, selen, ... Trong đó, còn có hợp chất quý saponin (được tìm thấy nhiều nhất trong loại giảo cổ lam 7 lá). Đây là hợp chất quý hiếm, có nhiều công dụng đối với sức khỏe, hợp chất này trong giảo cổ lam có tỷ lệ còn nhiều hơn cả nhân sâm.
Nhờ những thành phần quý giá, giảo cổ lam có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe:Ổn định đường huyết
Tốt cho máu và tim mạch
Chống ung thư
Bảo vệ tốt cho gan
Tăng cường sức khỏe
Những điều cần lưu ý nếu sử dụng giảo cổ lam
Chính bởi có rất nhiều công dụng hữu hiệu đối với việc bồi bổ sức khỏe, chống ung thư, tăng cường sức khỏe nên giảo cổ làm được nhiều người sử dụng làm trà uống thay nước hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hợp với vị thuốc này. Việc sử dụng giảo cổ lam cần lưu ý những điều sau đây:
Những điều cần tránh khi dùng giảo cổ lam
- Không uống trà có thành phần giảo cổ lam vào buổi tối, trong vị thuốc này có thành phần gây kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn nên gây khó ngủ.
- Không sử dụng quá nhiều giảo cổ lam trong một ngày (khuyến cáo nên dùng: không quá 20g/ngày) và không sử dụng quá 4 tháng. Giảo cổ lam có thể làm giảm đường huyết.
- Trà giảo cổ lam đã pha hoặc thuốc đã sắc phải được sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ gây biến đổi thành phần.
Chỉ nên dùng giảo cổ lam không quá 4 tháng liên tục
Những đối tượng không nên dùng giảo cổ lamGiảo cổ lam không phải là vị thuốc phù hợp với bất cứ ai. Vị thuốc này không thích hợp dùng cho những đối tượng sau:
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi trong giảo cổ lam có hoạt chất gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.
Những người mắc bệnh tự miễn như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,… nên tránh dùng giảo cổ lam.
Người bị huyết áp thấp cũng nên hạn chế dùng giảo cổ lam hoặc tránh dùng khi đói.
Những người chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau hậu phẫu. Bởi giảo cổ lam có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu, làm chậm quá trình đông máu, gây nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
Những người đang sử dụng các loại thuốc tây y chữa bệnh, thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thêm giảo cổ lam.