Cà gai leo những năm gần đây được nhiều người biết đến và sử dụng, cụ thể là những chứng liên quan tới gan. Cà gai leo có nhiều tên khác nhau dựa vào đặc tính sinh trưởng và hình thức phát triển như cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na). Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens). Đây là một loại cây trước đây mọc hoang sau này đã được trồng đại trà, mọc leo hay bò dài, thân hóa gỗ, nhẵn, phân cành nhiều, cành phủ long hình sao và rất nhiều gai. Nên vì vậy được gọi cà gai leo cũng vì vậy, có nơi dùng trồng làm rào vì nhiều gai.
Cà gai leo trước đây được người dân đi thu hái quanh năm, bộ phận dùng là thân cành và rễ. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hoặc sao vàng. Nhiều đơn vị đã triển khai cao nước, cao mềm, cao khô từ cây Cà Gai Leo.
Hiện nay Cà Gai Leo đã được nghiên cứu nhiều, trong cây cà gai leo có chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống xơ hóa rất tốt. Còn theo Đông y, cà gai leo hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng giải rượu, viêm lợi, viêm quanh răng, thấp khớp, làm mát gan... Người ta cho rằng khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắt của rễ.
Thường được dùng phổ biến hiện nay là giải rượu bia, chống say tàu xe.
Cà gai leo hiện nay được chia ra nhiều loại khác nhau, nhưng khác biệt không nhiều. Cà gai leo hoa trắng và hoa tím. Loài màu tím thường được dùng làm hàng ráo. Còn loại màu trắng được dùng trồng vì tính phổ biến của nó.
Cà gai leo tại miền Trung thường cằn cỗi, màu nâu cứng cáp, trong khi tại miền Bắc và Miền Nam thường màu xanh, bụ bẫm dễ trồng và chăm sóc.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ có thai.